Theo Sputnik, các nhà khoa học y tế đến từ Đại học Hong Kong, bao gồm cả các chuyên gia nghiên cứu bệnh học và virus học, đã có thể chụp ảnh hiển vi điện tử một tế bào thận của khỉ (Vero E6) sau khi nó bị nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Họ đã công bố các hình ảnh có độ phóng đại thấp và cao về mẫu vật.
Nhóm nghiên cứu giải thích, ở độ phóng đại thấp (hình trên), ảnh cho thấy tế bào bị tổn thương với các nang sưng phồng chứa những hạt virus tí hon màu đen.
Ở độ phóng đại cao, ảnh hiển thị tập hợp các hạt virus có gai hình vầng hào quang (hình khoanh hồng) trên bề mặt của chúng.
Theo báo cáo, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Vi sinh học tại Đại học Hong Kong đã tìm được cách phân lập Omicron từ các mẫu lâm sàng. Điều này sẽ giúp phát triển và sản xuất vắc xin chống lại biến thể mới.
Đồ họa: BBC |
Omicron được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi vào cuối tháng 11. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26/11 phân loại Omicron là "biến thể đáng lo ngại" vì sở hữu tới 32 đột biến trên protein gai, nhiều hơn mọi biến thể được nhận diện trước đây. Đặc điểm làm dấy lên lo ngại về khả năng biến thể mới có thể chống lại phản ứng miễn dịch của cơ thể và lây truyền dễ dàng hơn.
Cho đến nay, khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca mắc biến thể Omicron. Dù giới khoa học chưa xác định được mức độ nguy hiểm của biến thể này, nhưng các chính phủ trên khắp thế giới đã kích hoạt báo động và nhanh chóng áp đặt hạn chế chuyến bay, nhập cảnh từ các nước miền nam châu Phi.
Tuấn Anh
>>> Đọc tin thế giới mới nhất trên Vietnamnet
Biến thể Omicron lan tới Nga và Thái Lan, nhiều nước thắt chặt hạn chế
Nga, Thái Lan ngày 6/112 đều thông báo các ca mắc biến thể Omicron đầu tiên. Để ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới, nhiều nước đã thắt chặn các hạn chế phòng dịch.
Đông Nam Á căng mình chống biến thể Omicron, WHO kêu gọi không hoảng sợ
Các nước Đông Nam Á đang gấp rút tăng cường các biện pháp phòng chống Covid-19 trong bối cảnh Singapore và Malaysia đã ghi nhận các ca mắc biến thể Omicron đầu tiên.