Theo hãng thông tấn Reuters, cảnh sát Myanmar đã nổ súng vào người biểu tình tại nhiều khu vực khác nhau ở thành phố Yangon, sau khi không thể dùng lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán đám đông.

Theo bác sĩ địa phương, một người biểu tình được đưa đến bệnh viện với vết đạn ở ngực, song đã không qua khỏi. Hãng truyền thông Mizzima của Myanmar cũng đã đưa tin về cái chết của người đàn ông này.

{keywords}
Người biểu tình phản đối đảo chính tại giao lộ Hledan ở Yangon hôm 28/2. Ảnh: Myanmar Now

Một phụ nữ khác cũng đã thiệt mạng sau khi cảnh sát dùng lựu đạn gây choáng để giải tán một cuộc biểu tình của giáo viên ở thành phố Yangon. Danh tính người phụ nữ này được xác định là Tin New Yee, và theo con gái cùng một người đồng nghiệp của cô, nguyên nhân tử vong bị cho là do trụy tim vì dính lựu đạn choáng từ phía cảnh sát.

{keywords}
Người biểu tình phản đối đảo chính tại Mandalay hôm 28/2. Ảnh: Myanmar Now

Trả lời phỏng vấn của Reuters từ Dawei, chính trị gia Kyaw Min Htike cho biết cảnh sát cũng đã nổ súng vào những người biểu tình ở thành phố này hôm 28/2, khiến 3 người thiệt mạng và một số người khác bị thương. Thông tin này sau đó được hãng truyền thông địa phương Dawei Watch xác nhận. 

{keywords}
Một người bị xác nhận đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình tại Dawei hôm 28/2. Ảnh: Myanmar Now

Ngoài ra, hãng truyền thông trực tuyến Irrawaddy của Myanmar cũng đưa tin một người biểu tình đã thiệt mạng ở Mandalay, thành phố lớn thứ 2 Myanmar. Trong khi đó, một số nguồn tin còn tiết lộ 2 người khác đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống chính phủ tại thành phố Bago ở miền trung nước này.

{keywords}
Một người bị bắn vào lưng trong cuộc biểu tình ở Dawei hôm 28/2. Ảnh: Myanmar Now

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lên nắm chính quyền, bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), với cáo buộc bà Suu Kyi và đảng của bà đã gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm ngoái.

{keywords}
Người biểu tình phản đối đảo chính ở Sanchaung, Yangon hôm 28/2. Ảnh: Myanmar Now

Cuộc đảo chính đã khiến hàng trăm nghìn người Myanmar xuống đường biểu tình và bị các nước phương Tây lên án. Một số nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế đối với chính quyền quân sự ở Myanmar.

Đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV cho biết, hơn 470 người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình kể từ khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính.

{keywords}
Người biểu tình phản đối đảo chính ở Sanchaung, Yangon hôm 28/2. Ảnh: Myanmar Now

Theo Reuters, những cuộc trấn áp người biểu tình trong hôm 28/2 dường như đang thể hiện quyết tâm của quân đội Myanmar trong việc áp đặt chính quyền mới của mình, khi vẫn phải đối mặt với những thách thức không chỉ trên đường phố, mà rộng hơn là trong các lĩnh vực như dịch vụ dân sự, chính quyền cấp thành phố, tư pháp, giáo dục, y tế và truyền thông.

Cảnh sát bắn hơi cay giải tán người biểu tình ở Yangon hôm 28/2. Video: Myanmar Now

Việt Anh

Myanmar mạnh tay trấn áp biểu tình, ít nhất hai người thiệt mạng

Myanmar mạnh tay trấn áp biểu tình, ít nhất hai người thiệt mạng

Lực lượng an ninh Myanmar đã có những động thái mạnh tay đối với các cuộc biểu tình trong hôm 28/2, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Dân Myanmar tiếp tục biểu tình bất chấp bị trấn áp mạnh tay

Dân Myanmar tiếp tục biểu tình bất chấp bị trấn áp mạnh tay

Những người phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp tục biểu tình hôm 28/2, bất chấp việc hàng trăm người đã bị bắt trong cuộc biểu tình trước đó.