Chính sách răn đe hạt nhân

Giới quân sự Pháp cho rằng, hiện không có mối đe dọa quân sự trực tiếp ở gần biên giới, nhưng cục diện quốc tế mới vẫn chưa hình thành, môi trường an ninh quốc tế còn nhiều nhân tố không xác định và chưa ổn định. Vì vậy, nước Pháp có thể phải đối mặt với các mối đe dọa từ các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như các mối đe dọa phi đối xứng như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt…

Trong bối cảnh đó, học thuyết quân sự của Pháp nhấn mạnh việc sử dụng sức mạnh hạt nhân để răn đe, vì việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa đến lợi ích cốt lõi của nước Pháp.

{keywords}
Tên lửa hạt nhân M-45 của Pháp. Ảnh: Missilery.info

Lực lượng hạt nhân của Pháp chủ yếu dựa vào hải quân và không quân, ưu tiên tập trung trên tuyến từ châu Âu đến Địa Trung Hải, vùng Vịnh và Ấn Độ Dương.

Từ năm 1995, Pháp khôi phục hoạt động thử nghiệm hạt nhân và đến nay, đã tiến hành hàng chục lần thử nghiệm hạt nhân tại Nam Thái Bình Dương, trong đó có 10 lần thử nghiệm tên lửa hành trình và đầu đạn hạt nhân mới TV76/ TN100, còn 10 lần dùng để phát triển kỹ thuật mô phỏng trên máy tính...

Mục đích chính của các cuộc thử nghiệm là để Pháp có khả năng về vũ khí hạt nhân; phát triển, kiểm nghiệm và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân; đánh giá hiệu quả các vụ nổ hạt nhân; nâng cao tính an toàn trong việc thiết kế đầu đạn hạt nhân; duy trì ngành công nghiệp trang bị hạt nhân, hoàn thiện các cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm tính hiệu quả của các đầu đạn hạt nhân mới.

Vì vậy, Pháp từ chối ký kết một số điều ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân và cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện.

Hiện trạng lực lượng hạt nhân Pháp 

Lực lượng hải quân chiến lược Pháp đóng trên đảo Longue cách thủ đô Paris gần 600km, thành phần nòng cốt là 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, gồm 3 tàu ngầm lớp Triumph thế hệ thứ 4-lần lượt được hạ thủy vào các năm 1997, 1999, 2004 và tàu ngầm Terrible đưa vào sử dụng năm 2010.

Hải quân Pháp còn có 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công chuyên thu thập thông tin tình báo, chống tàu ngầm và tàu nổi, bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa và tàu sân bay Charles de Gaulle.

Mỗi tàu ngầm Triumph trang bị 16 tên lửa đạn đạo M-4 hoặc M-45, mỗi tên lửa có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân. Do tầm phóng của tên lửa đạn đạo M-4, M-45 khoảng 4.000km nên việc tăng tầm phóng của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm đã trở thành một yếu tố quan trọng để phát triển lực lượng hạt nhân của Pháp.

Vì vậy, Pháp đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ mới M-51 có tầm phóng 6.000 - 8.000km, nếu mang đầu đạn thì tầm phóng có thể xa hơn; nâng cấp 3 tàu ngầm chiến lược Triumph để sẵn sàng cho việc trang bị tên lửa M-51.

Từ năm 2024, tên lửa M-51 sẽ được đưa vào trang bị cho tàu ngầm lớp Triumph thế hệ thứ 4, thay thế toàn bộ M-45 bằng tên lửa M-51 và trang bị đầu đạn hạt nhân kép (khoảng 390 đơn vị).

Hiện Pháp là quốc gia duy nhất trên thế giới bố trí vũ khí hạt nhân trên tàu sân bay. Năm 2000, sau khi ngừng sử dụng tàu Foch, Pháp còn tàu sân bay động lực hạt nhân Charles de Gaulle.

Đây là tàu sân bay cỡ vừa, có thể chở 30 - 40 máy bay, trong đó, 1 phi đội máy bay Super Army Flag có thể mang 10 tên lửa hạt nhân ASMP. Khi tàu sân bay Charles de Gaulle đang trong giai đoạn bảo dưỡng, thì Pháp không còn tàu sân bay để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Để lực lượng quân sự Pháp có thể hiện diện lâu dài trên biển, từ năm 2015, Pháp đã chi 2 tỷ Euro để đóng 1 tàu sân bay động lực thông thường.

Lực lượng không quân chiến lược Pháp hiện sở hữu 80 máy bay tiến công (40 máy bay M-2000N Mirage, 20 máy bay Rafale M-F3, 20 máy bay Rafale B-F3) có thể mang các loại vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân, vũ khí điều khiển bằng la-de và tên lửa không đối đất tốc độ siêu âm ASMP tầm bắn 500km (mỗi tên lửa ASMP có thể mang 1 đầu đạn hạt nhân TN-81 đương lượng 300.000 tấn TNT).

Các phi đội máy bay Rafale M-F3, Rafale M-F3 từng được hải quân Pháp sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Iraq, Libya...

Chiến lược răn đe hạt nhân của Pháp đang gặp một số thách thức. Việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa, nghiên cứu chế tạo và bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa làm cho khả năng răn đe hạt nhân của Pháp bị giảm hiệu lực; công nghệ hạt nhân của Pháp vẫn còn lạc hậu, khiến khả năng răn đe hạt nhân của Pháp chưa phát huy được hiệu quả mong muốn.

Chính sách hạt nhân độc lập của Pháp mâu thuẫn với việc xây dựng một nền quốc phòng châu Âu thống nhất. Nguồn tài chính có hạn cũng hạn chế việc thực thi chính sách hạt nhân mới của Pháp trong tình hình mới.

Nguyên Phong

Mỹ điều tra vụ binh sĩ tiết lộ vũ khí hạt nhân đặt ở châu Âu

Mỹ điều tra vụ binh sĩ tiết lộ vũ khí hạt nhân đặt ở châu Âu

Một số lính Mỹ có thể đã tiết lộ dữ liệu về các căn cứ tuyệt mật có chứa vũ khí hạt nhân ở châu Âu thông qua những thẻ ghi nhớ (flashcard).

Lính Mỹ vô tình lộ tin mật về kho vũ khí hạt nhân

Lính Mỹ vô tình lộ tin mật về kho vũ khí hạt nhân

Một số binh sĩ Mỹ đã vô tình tiết lộ thông tin mật về các kho vũ khí hạt nhân ở châu Âu, thông qua những ứng dụng học tập trực tuyến.