Dựa trên kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân và tiến hành nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch Covid-19, bác sĩ William Petri, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Virginia (Mỹ) nhận định, vắc-xin sẽ có mặt trong vòng 5 tháng nữa. Ông đã chỉ ra 8 lý do tại sao chúng ta có thể lạc quan về điều này trên trang The Conversation.

{keywords}
 

1. Hệ miễn dịch của con người

Theo bác sĩ Petri, có tới 99% tổng số ca Covid-19 phục hồi mà virus được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhân.

Dù một số bệnh nhân Covid-19 vẫn còn lưu giữ một lượng nhỏ virus trong cơ thể tới 3 tháng kể từ thời điểm mới nhiễm bệnh, nhưng hầu hết những trường hợp này đều không còn khả năng truyền virus cho người khác ở thời điểm sau khi nhiễm bệnh 10 ngày.

Vì thế, điều chế vắc-xin phòng Covid-19 sẽ dễ dàng hơn so với các bệnh truyền nhiễm khác mà hệ miễn dịch của con người không thể tự chữa khỏi, như HIV. Do virus SARS-CoV-2 không có khả năng đột biến như virus HIV, nên chúng dễ dàng bị hệ thống miễn dịch hoặc vắc-xin làm vô hiệu hóa hơn.

2. Kháng thể ngăn ngừa các protein đột biến

Virus cần protein đột biến mới có thể bám dính, xâm nhập vào tế bào cơ thể người để sinh sôi, phát triển. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những kháng thể đơn dòng, được tạo ra trong các phòng thí nghiệm, có khả năng nhận diện, vô hiệu hóa các protein đột biến và ngăn chặn quá trình phát triển của virus SARS-CoV-2 trong tế bào, giống như những kháng thể được tạo ra từ hệ miễn dịch của con người.

Cho đến nay, có ít nhất 7 công ty trên thế giới đang phát triển các loại kháng thể đơn dòng để điều trị Covid-19. Các loại kháng thể này đang được thử nghiệm lâm sàng, nhằm kiểm tra khả năng ngăn ngừa việc truyền bệnh từ các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 tới những người tiếp xúc gần với họ.

Hầu hết các loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng đều chứng minh có khả năng tạo ra các kháng thể đơn dòng chống lại protein đột biến trên bề mặt virus SARS-CoV-2.

3. Điểm yếu của protein đột biến

Protein đột biến của virus SARS-CoV-2 có nhiều đặc điểm mà các kháng thể có thể tận dụng và vô hiệu hóa, đây là tín hiệu tốt. Với nhiều điểm yếu như vậy, virus SARS-CoV-2 sẽ khó có thể kịp đột biến để kháng được vắc-xin.

Nhiều đoạn trong một protein đột biến cần phải thay đổi liên tục để tránh bị trung hòa với các kháng thể gây ức chế đột biến. Nếu có quá nhiều thay đổi, các protein đột biến sẽ thay bị đổi cấu trúc và không còn khả năng liên kết với ACE2, một loại enzym đóng vai trò then chốt trong việc xâm nhập vào tế bào cơ thể người.

4. Tính an toàn của vắc-xin

Tính an toàn của vắc-xin Covid-19 đang được tăng lên đáng kể, vì các nhà nghiên cứu đã hiểu biết hơn về những tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin và cách phòng tránh chúng.

Trước đây, một trong hai tác dụng phụ thường thấy nhất của một số loại vắc-xin là “cơ chế tăng cường nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể”. Tức là, kháng thể không có khả năng vô hiệu hóa được virus, mà lại tạo điều kiện để chúng xâm nhập vào các tế bào thông qua một thụ thể chỉ dành riêng cho kháng thể.

Tác dụng phụ thứ hai là kháng thể gây dị ứng và dẫn đến viêm phổi, từng xảy ra ở những người được tiêm vắc-xin virus hợp bào hô hấp (RSV) vào những năm 1960. Điều này rất nguy hiểm vì tình trạng viêm nhiễm các khoang không khí trong buồng phổi sẽ dẫn đến tình trạng khó thở.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay đã có phương thức điều chế vắc-xin để tránh xảy ra những tác dụng phụ kể trên.

5. Số lượng vắc-xin

Chính phủ Mỹ hiện hỗ trợ phát triển một số loại vắc-xin Covid-19 khác nhau thông qua Chiến dịch Warp Speed. Mục tiêu của chiến dịch này ​​là cung cấp 300 triệu liều vắc-xin an toàn và hiệu quả đến tay người dân Mỹ, sớm nhất là vào tháng 1 năm 2021.

Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ cũng cam kết đầu tư 8 tỷ USD cho việc phát triển 7 loại vắc-xin Covid-19 khác nhau. Chỉ cần một trong số các loại vắc-xin này được kiểm chứng an toàn và hiệu quả trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, thì ngay lập tức nó sẽ được phân phối trên toàn nước Mỹ trong năm 2021.

{keywords}
Các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vắc-xin Covid-19 đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: The Conversation

6. Giai đoạn thử nghiệm

Cho đến nay, 3 loại vắc-xin Covid-19 của công ty dược Mordena (Mỹ), Đại học Oxford (Anh) và công ty CanSino (Trung Quốc) đều đã vượt qua 2 giai đoạn thử nghiệm với những kết quả khả quan. Lượng kháng thể sản sinh từ các loại vắc-xin này đều cao gấp 2 đến 4 lần lượng kháng thể sản sinh từ những người nhiễm Covid-19 mới bình phục.

Hiện tại, các loại vắc-xin do Moderna liên kết sản xuất với Viện Y tế Quốc gia Mỹ, và do Oxford kết hợp với công ty dược AstraZeneca sản xuất, đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn III vào tháng 7 vừa qua. Các loại vắc-xin Covid-19 khác sẽ bắt đầu được thử nghiệm giai đoạn III trong vòng vài tuần tới.

7. Quá trình sản xuất

Chiến dịch Warp Speed ​​đang tài trợ tiền cho việc sản xuất hàng triệu liều vắc-xin Covid-19 ở quy mô công nghiệp trên toàn nước Mỹ, trước cả khi các nhà nghiên cứu chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của chúng.

Ưu điểm của chiến dịch này là một khi vắc-xin Covid-19 được kiểm chứng là an toàn sau các thử nghiệm ở giai đoạn III, một kho dự trữ vắc-xin có sẵn sẽ được phân phối ngay lập tức, mà không ảnh hưởng tới quá trình đánh giá một cách đầy đủ về tính an toàn và hiệu quả của chúng.

Đây là một cách tiếp cận thận trọng hơn so với cách tiếp cận của Nga, khi vắc-xin sẽ được tiêm chủng đại trà cho người dân trước cả khi được kiểm chứng là an toàn và hiệu quả sau các đợt thử nghiệm giai đoạn III.

8. Phân phối vắc-xin

Nhà phân phối vắc-xin lớn nhất ở Mỹ là Tập đoàn McKesson đã được CDC ký hợp đồng phân phối vắc-xin Covid-19 đến các địa điểm trên toàn nước Mỹ, nhất là các phòng khám và bệnh viện.

Với những yếu tố kể trên, bác sĩ William Petri tin rằng trên thực tế, vào cuối năm 2020, thế giới sẽ biết những loại vắc-xin Covid-19 nào được chứng minh là an toàn, hiệu quả và sẽ được sử dụng để tiêm chủng cho dân chúng trên toàn cầu vào năm 2021.

Việt Anh

Bí mật cuộc đua phát triển vắc-xin Covid-19 trên thế giới

Bí mật cuộc đua phát triển vắc-xin Covid-19 trên thế giới

Việc các chính phủ đổ nhiều tiền của, công sức chạy đua phát triển vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đang làm thay đổi những thông lệ, thậm chí cả một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực này trên thế giới.

Ông Trump lý giải vì sao Mỹ ra mắt vắc-xin Covid-19 muộn hơn Nga

Ông Trump lý giải vì sao Mỹ ra mắt vắc-xin Covid-19 muộn hơn Nga

Tổng thống Donald Trump hy vọng loại vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên của Nga sẽ hiệu quả, đồng thời lý giải vì sao Mỹ lại chậm ra mắt chế phẩm này hơn.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.