Các quan chức châu Âu cho biết, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ quyết định của Italia trong việc chặn lô vắc-xin AstraZeneca gồm 250.000 liều dự kiến chuyển cho Australia. Đây là lần từ chối yêu cầu xuất khẩu đầu tiên kể từ khi liên minh thiết lập cơ chế giám sát phân phối vắc-xin vào cuối tháng 1 năm nay.

{keywords}
Australia đã bắt đầu chương trình chủng ngừa Covid-19 cho người dân từ giữa tháng 2 và cho đến nay đã nhận được 300.000 liều vắc-xin của AstraZeneca. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, động thái nhằm đáp trả việc hãng dược liên doanh Anh - Thụy Điển trì hoãn giao vắc-xin theo đơn đặt hàng của EU. AstraZeneca khẳng định, công ty chỉ có thể cung cấp khoảng 40 triệu liều vắc-xin vào cuối tháng 3 này, tức là chưa đầy một nửa trong tổng số 90 triệu liều ấn định trong hợp đồng.

Một quan chức tiết lộ, nhà sản xuất ban đầu kiến nghị Rome bàn giao nhiều vắc-xin hơn cho Australia. Song, họ buộc phải cắt giảm số lượng xuống còn 250.000 liều sau khi Chính phủ Italia lần đầu từ chối phê duyệt yêu cầu. Italia hiện là nước chịu trách nhiệm đóng chai một phần vắc-xin của AstraZeneca.

Phát biểu trước các phóng viên ở Melbourne, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt tuyên bố, thông qua nhiều kênh khác nhau, nước này đã trình bày vấn đề với Ủy ban châu Âu (EC) và yêu cầu cơ quan này tái cân nhắc quyết định. Song, một phát ngôn viên của EC ngày 5/3 quả quyết, cơ quan này vẫn chưa nhận được yêu cầu cụ thể từ lãnh đạo Bộ Y tế Australia về vụ việc.

Tranh cãi xảy ra giữa lúc nhiều nước nhập khẩu vắc-xin sản xuất tại châu Âu lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng nguồn cung. Ngoài quyết định chặn lô hàng đến Australia, kể từ khi chương trình giám sát ra mắt vào ngày 30/1 cho đến ngày 1/3, EU đã phê duyệt mọi yêu cầu xuất khẩu vắc-xin tới 29 quốc gia.

Theo lãnh đạo EC Ursula von der Leyen, hầu hết các vắc-xin xuất khẩu từ EU kể từ cuối tháng 1 là do Pfizer và BioNTech phát triển, trong khi một lượng nhỏ hơn nhiều do Moderna và AstraZeneca sản xuất.

EU thiết lập cơ chế giám sát xuất khẩu vắc-xin sau khi các hãng dược phẩm thông báo bị chậm trễ trong việc giao các đơn đặt hàng cho khối. Khi được hỏi về động thái của Italia, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran nói Paris cũng có thể làm như vậy, dù nước này hiện không sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19.

Tuấn Anh

Thế giới hơn 89,5 triệu người khỏi Covid-19, Mỹ đề xuất vắc-xin tiêm một liều

Thế giới hơn 89,5 triệu người khỏi Covid-19, Mỹ đề xuất vắc-xin tiêm một liều

Đại dịch Covid-19 có nhiều dấu hiệu tiến triển tích cực khi số ca nhiễm mới giảm dần và số bệnh nhân hồi phục tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhiều bang Mỹ nới lỏng hạn chế, thế giới hơn 90 triệu người khỏi Covid-19

Nhiều bang Mỹ nới lỏng hạn chế, thế giới hơn 90 triệu người khỏi Covid-19

Thống đốc nhiều bang ở Mỹ đã cho nới lỏng các biện pháp hạn chế trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 tại nước này tiến triển tích cực, với số ca mắc mới giảm mạnh.