{keywords}
Liên minh 12 bang kiện Tổng thống Joe Biden. Ảnh: USA Today

Theo USA Today, liên minh này buộc tội người đứng đầu đất nước không có quyền hiến pháp để thực thi các quy định mới về khí gây ra hiệu ứng nhà kính.

Đơn kiện, do Tổng chưởng lý bang Missouri đồng thời là đảng viên Cộng hòa Erich Schmitt đứng đầu, đưa ra vào hôm qua (8/3). Tổng chưởng lý các bang Arkansas, Arizona, Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Ohio, Oklahoma, South Carolina, Tennessee và Utah cũng tham gia kiện.

Trong đơn, Tổng thống Joe Biden bị buộc tội vi phạm các điều khoản phân tách quyền lực trong Hiến pháp vì Quốc hội, chứ không phải Tổng thống mới có quyền điều chỉnh luật. 

Trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng, ông Biden đã ký sắc lệnh hành pháp 13990, chỉ thị các cơ quan liên bang tính toán "chi phí xã hội" của ô nhiễm khí nhà kính bằng cách ước tính "những tổn hại có thể tính bằng tiền" để dùng trong các quy định liên bang. Nó bao gồm những thay đổi về năng suất nông nghiệp ròng, sức khỏe con người, những thiệt hại tài sản do nguy cơ lũ lụt gia tăng và giá trị dịch vụ hệ sinh thái.

Ông Schmitt cho rằng những quy định tiềm năng đó sẽ kìm hãm sản xuất và gây hại cho nông nghiệp ở Missouri, nơi các số liệu của bang cho thấy hàng trăm nghìn người làm việc trong các ngành trên.

"Nếu sắc lệnh hành pháp đó có hiệu lực, nó sẽ gây thiệt hại hàng trăm tỷ hoặc hàng nghìn tỷ cho nền kinh tế Mỹ trong vài thập niên tới. Nó sẽ phá hủy việc làm, kìm hãm sản xuất năng lượng, bóp nghẹt sự độc lập về năng lượng của Mỹ, đàn áp nông nghiệp, ngăn cản đổi mới và làm cho những gia đình lao động trở nên nghèo khổ", đơn kiện nêu rõ.

Phía khiếu kiện đề nghị tòa án ra lệnh cấm các cơ quan liên bang dùng các ước tính về chi phí xã hội và tuyên bố những ước tính này là trái luật.

Hiện, Nhà Trắng và Bộ Tư pháp từ chối bình luận về vụ kiện này.

Hoài Linh

Ông Biden ký sắc lệnh mở rộng quyền bầu cử ở Mỹ

Ông Biden ký sắc lệnh mở rộng quyền bầu cử ở Mỹ

Tổng thống Joe Biden vừa ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giúp người dân Mỹ đi bỏ phiếu dễ dàng hơn giữa lúc phe Cộng hòa đang tìm cách giới hạn các quyền bầu cử sau cuộc tổng tuyển cử sóng gió năm 2020.