Sau sự kiện 11/9, Lầu Năm Góc ngay lập tức tìm cách tiêu diệt thứ mà nước này cho là "sự bạo ngược về khoảng cách" tại châu Phi. Bằng cách thiết lập một mạng lưới các căn cứ quân sự nhỏ, không mấy nổi bật khắp lục địa, Mỹ có thể tiến hành một cuộc chiến ngầm ở cách xa nước này.


{keywords}

Theo Sputnik, hồi tháng 7, có một loạt báo cáo nhắc tới chuyện Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ (Africom) đang vận hành các căn cứ máy bay không người lái bí mật ở ngoài Somalia. Những nghi kị này chủ yếu dựa trên lời chứng thực của các quan chức địa phương, những người thông báo có các hoạt động quân sự quanh thành phố Kismayo và Baledogle.

"Họ có một căn cứ ở đó", một bộ trưởng của Somalia nói với tờ Foreign Policy. "Họ có công nghệ cao, có máy bay không người lái, có rất nhiều thứ".

Là một phần của tài liệu bị rò rỉ "Hồ sơ máy bay không người lái", xuất hiện trên Internet hôm 15/10, Lầu Năm Góc đã không thể chối cãi được sự hiện diện của các căn cứ trên. Tuy nhiên, quy mô các hoạt động của máy bay không người lái Mỹ tại châu Phi không chỉ giới hạn tại hai thành phố của Somalia.

Lầu Năm Góc còn có các tiền đồn tại Djibouti, Ethiopia, Kenya, Chad, và Seychelles. Tất cả đều được thiết lập để mở rộng tầm với của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Quân đội Mỹ cũng duy trì lực lượng trên các tàu ở Ấn Độ Dương, với tư cách là các bệ phóng cho những cuộc tấn công của máy bay không người lái.

Theo các tài liệu rò rỉ, một đơn vị mật của Mỹ mang tên Lực lượng đặc nhiệm 48-4 đóng tại căn cứ Lemonnier ở Djibouti từ 1/2011 tới mùa hè năm 2012. Căn cứ này vận hành cả máy bay có người lái lẫn không người lái ở ngoài các căn cứ vệ tinh. Lực lượng đặc nhiệm 48-4 có thể tiến hành các sứ mệnh máy bay không người lái bí mật.

Sự đa dạng của các căn cứ, một số có đường băng có khả năng tiếp nhận các máy bay chở hàng, một số kín đáo hơn, cho phép các quan chức quân sự duy trì một loạt máy bay đóng trong vùng. Cả máy bay không người lái Predator và Reaper đều đã thực hiện nhiều sứ mệnh, song Aficom cũng vận hành cả các máy bay không người lái nhỏ hơn cũng như trực thăng điều khiển từ xa.

Các căn cứ lớn hơn có máy bay có người lái, như máy bay trinh thám U-28A, P-3 Orion. Chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle cũng đóng tại căn cứ Lemonnier.

Một số căn cứ của Mỹ tại châu Phi đang tiếp tục mở rộng, thậm chí là Lầu Năm Góc còn xây mới nhiều căn cứ khắp châu Phi. Đạo luật phê chuẩn quốc phòng đưa ra vào tháng 4 năm ngoái, đề xuất dành 50 triệu USD để xây dựng một sân bay dã chiến và một căn cứ tại Agadez, Niger... để hỗ trợ cho các hoạt động ở Tây Phi, tài liệu rò rỉ cho thấy.

Một loạt tiền đồn nhỏ hơn của Mỹ cũng mọc lên khắp châu Phi kể từ sau sự kiện 11/9. Do quá nhỏ không có đường băng, nên các căn cứ ở Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Gabon, Ghana, Mali, Kenya, Nam Sudan, Uganda, và Senegal, đều giữ vai trò là địa điểm chuyển tiếp.

"Do vấn đề an ninh, tôi không thể cung cấp số lượng và quy mô chính xác", phát ngôn viên Africom Anthony Falvo nói.

  • Hoài Linh