{keywords}
Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, trong bản tổng quan chiến lược dài 12 trang công bố hôm qua (11/2), chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ tập trung vào từng ngõ ngách của khu vực, từ Nam Á tới các đảo Thái Bình Dương nhằm củng cố vị thế và cam kết lâu dài của Mỹ.

Theo Mỹ, Trung Quốc đang kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ khi muốn tạo dựng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tìm cách trở thành cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới. "Các nỗ lực chung của Mỹ trong thập niên tới sẽ xác định liệu Trung Quốc có thành công trong việc chuyển đổi các quy tắc và chuẩn mực mang lại lợi ích cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới hay không".

Bản tổng quan chiến lược của Mỹ được công bố vào đúng thời điểm Ngoại trưởng Mỹ thăm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm nhấn mạnh ưu tiên của Mỹ với khu vực này và sau khi Nga cùng với Trung Quốc tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược "không giới hạn".

Trong bản tổng quan chiến lược, Mỹ cam kết hiện đại hóa các liên minh, tăng cường quan hệ với các đối tác mới nổi và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của một Ấn Độ mạnh, với tư cách là một đối tác tích cực trong vùng.

Văn bản nêu rõ, "Mỹ sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở thông quan một mạng lưới các liên minh". Theo một kế hoạch hành động trong 12-24 tháng tiếp theo, tài liệu cho biết, Washington sẽ mở rộng có ý nghĩa sự hiện diện ngoại giao ở Đông Nam Á và các đảo ở Thái Bình Dương, ưu tiên các cuộc đàm phán quan trọng với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Kế hoạch hành động cũng đề cập tới việc mở rộng sự hiện diện và hợp tác của lực lượng tuần duyên Mỹ ở Nam, Đông Nam Á và Thái Bình Dương - nơi Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa với các tuyến đường thương mại tự do và đánh bắt cá.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với các phóng viên: "Chúng tôi nhận ra các hạn chế trong khả năng thay đổi Trung Quốc, do đó phải tìm cách định hình môi trường chiến lược xung quanh quốc gia này. Chiến lược Trung Quốc của Mỹ có phạm vi toàn cầu. Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực cạnh tranh đặc biệt gay gắt".

Tài liệu nhắc lại các kế hoạch khởi động Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào đầu năm 2022 của Mỹ. 

>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet  

Hoài Linh