Trên đây là thông báo của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Theo hãng tin Reuters, khi trò chuyện tại một cuộc họp báo chung với Tổng thống Costa Rica Carlos Alvarado hôm 1/6, ông Blinken nói rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tập trung vào việc phân phối công bằng số vắc xin này, và sẽ không có bất kỳ ràng buộc chính trị nào vào quá trình phân phối.

{keywords}
Xếp hàng để đăng ký tiêm vắc xin ngừa Covid-19 ở Karachi, Pakistan. Ảnh: Zuma Press

Trước đó, hôm 31/5, Tổng thống Biden xác nhận chính quyền của ông sẽ chia sẻ ít nhất 20 triệu liều vắc xin Pfizer Inc/BioNTech SE, Moderna Inc và Johnson & Johnson, cùng với 60 triệu liều AstraZeneca Plc mà ông đã lên kế hoạch cung cấp cho các quốc gia khác.

"Trong vòng hai tuần tới, chúng tôi sẽ công bố quy trình phân phối và bán những loại vắc xin đó", ông Blinken cho biết trong chuyến công du đầu tiên của mình trên cương vị ngoại trưởng tới Mỹ Latinh, khu vực đang chật vật chống chọi với đại dịch Covid-19.  

Nhà ngoại giao Mỹ tiết lộ thêm, khi đó, các tiêu chí và chi tiết của quy trình sẽ được nêu cụ thể.

Washington đã phải chịu áp lực chia sẻ vắc xin ngừa Covid-19 để giúp kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ ở nhiều quốc gia, từ Ấn Độ đến Brazil, nơi giới chuyên gia y tế lo ngại các biến thể virus corona mới dễ lây lan hơn có nguy cơ làm giảm hiệu quả của các vắc xin hiện có.

Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 ở Mỹ đã đạt mức trên 50% đối với người trưởng thành. Nước này đang tích cực triển khai nhiều biện pháp khuyến khích những ngươi chưa muốn đi tiêm thay đổi quyết định.

Trong khi đó, các số liệu cho thấy, 50 nước nghèo nhất thế giới mới chỉ tiếp cận được khoảng 2% tổng lượng vắc xin trên toàn cầu.

Tạp chí Phố Wall dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden cho biết, hàng chục nước đang cố gắng có được một phần nhỏ trong tổng số 80 triệu liều vắc xin kể trên của Mỹ. Những cái tên điển hình ở châu Á bao gồm Pakistan, Afghanistan, Bangladesh và Sri Lanka.

Ngoại trưởng Bangladesh A.K. Abdul Momen mới đây đã gửi thư tới người đồng cấp Mỹ đề nghị được hỗ trợ ngay khoảng 2 triệu liều vắc xin AstraZeneca và khoảng 10-20 triệu liều nữa tiếp sau đó.

{keywords}
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 ở Dhaka, Bangladesh. Ảnh: Zuma Press

Bangladesh với dân số 165 triệu người đang cần tiêm chủng liều thứ hai cho khoảng 1,6 triệu người và sẵn sàng mua nếu không được trợ giúp. Đến nay, nước này đã nhận được 7 triệu liều AstraZeneca trong tổng số 30 triệu liều vắc xin đã ký kết mua của Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), ngoài 3,2 triệu liều Ấn Độ đã cam kết sẽ hỗ trợ. Bangladesh cũng có hợp đồng mua vắc xin Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik V của Nga.

Trong khi đó, Sri Lanka đề nghị Mỹ cung cấp 600.000 liều để nước này có thể tiêm mũi thứ hai cho người dân. Nước này hiện đang gặp khó khăn vì đã ngừng nhận vắc-xin từ SII sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu.

Đến nay, hơn 7% trong số hơn 21 triệu người dân Sri Lanka đã nhận được ít nhất một liều tiêm, theo Our World in Data, một dự án có trụ sở tại Đại học Oxford. 

Afghanistan cũng đề nghị Mỹ hỗ trợ vắc xin trực tiếp hoặc thông qua COVAX. Chương trình này phân bổ cho Afghanistan khoảng hơn 2,5 triệu liều và đã cung cấp 468,000 liều AstraZeneca. Trung Quốc đã cam kết dành cho Afghanistan 400.000 liều Sinopharm, còn Ấn Độ đã cung cấp 500.000 liều AstraZeneca PLC.

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong thư gửi tới Tổng thống Biden ngày 31/5, cũng đề nghị được nhận một phần trong số vắc xin Mỹ dự định hỗ trợ các nước, đồng thời đề xuất hợp tác với Mỹ trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

 

 

 

 

Thanh Hảo

 

Thế giới ngóng vắc-xin dư thừa, Mỹ vẫn mải bàn bạc

Thế giới ngóng vắc-xin dư thừa, Mỹ vẫn mải bàn bạc

Tháng 4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch chia sẻ hàng triệu liều vắc-xin thừa với thế giới vào cuối tháng 6. Năm tuần sau, các nước trên khắp thế giới vẫn chờ đợi.

Vắc-xin ngừa Covid-19 được chia sẻ thế nào trên toàn cầu?

Vắc-xin ngừa Covid-19 được chia sẻ thế nào trên toàn cầu?

Các loại vắc-xin ngừa Covid-19 đang được sử dụng ở nhiều nước để ngăn chặn đại dịch thế kỷ.