{keywords}
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là mục tiêu của phần mềm gián điệp Pegasus

Tờ The Guardian đưa tin, dữ liệu bị rò rỉ - tâm điểm của Dự án Pegasus, có chứa đựng các số điện thoại di động của Tổng thống Pháp, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Pakistan Imran Khan và hàng loạt nhà ngoại giao, quan chức quân sự và chính trị gia kỳ cựu của 34 quốc gia.

Dự án Pegasus là một nỗ lực điều tra quốc tế của 17 hãng tin lớn nhằm phanh phui hành vi lạm dụng việc do thám của nhiều chính phủ đối với các nhà báo, quan chức chính phủ, chính trị gia đối lập, các nhà hoạt động, doanh nhân cũng như nhiều người khác bằng phần mềm độc hại Pegasus do công ty NSO Group của Israel sản xuất.

Việc các số điện thoại xuất hiện trên danh sách bị rò rỉ (gồm những số điện thoại được các chính phủ là khách hàng của NSO lựa chọn), không có nghĩa là nó đã bị tấn công hay xâm nhập thành công. Tuy nhiên, chủ của số điện thoại đó có thể là một mục tiêu tiềm năng.

NSO khẳng định rằng cơ sở dữ liệu trên không liên quan tới họ. Công ty này tuyên bố, Tổng thống Pháp không phải là “mục tiêu” của bất cứ khách hàng nào của họ. Điều này có nghĩa là NSO phủ nhận việc Tổng thống Macron bị chọn để giám sát bằng phần mềm Pegasus của họ.

Tuy nhiên, theo điều tra của Guardian và các hãng tin khác, Tổng thống Macron dường như đã được Morocco chọn là nhân vật quan tâm vào năm 2019. Một quan chức Điện Elysee nói: “Nếu điều này được chứng minh, thì nó rõ ràng là rất nghiêm trọng”. Hiện, văn phòng của ông Macron vẫn chưa trả lời đề nghị bình luận về thông tin trên.

Ngoài Tổng thống Pháp, người đứng đầu Nam Phi Cyril Ramaphosa dường như cũng được Rawanda lựa chọn theo dõi vào năm 2019.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel dường như là nhân vật quan tâm của Morocco vào năm 2019. Quốc vương Mohammed VI và Thủ tướng Saadeddine Othmani của Morocco cũng được chính lực lượng an ninh và những người ở Morocco chọn lựa vào năm 2018 và 2019.  

Một loạt nhân vật tên tuổi khác như Saad Hariri – vừa từ chức Thủ tướng Lebanon hồi tuần trước đã được Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, lựa chọn vào năm 2018 và 2019.

Dự án Pegasus không thể kiểm tra điện thoại của các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao vì thế không thể xác nhận liệu điện thoại của họ có bị cài phần mềm độc hay không.

Việc kiểm tra 67 chiếc điện thoại của các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo và luật sư cho thấy, 37 chiếc có dấu vết lây nhiễm phần mềm Pegasus hoặc có âm mưu cài đặt phần mềm gián điệp này. Theo Guardian, phòng thí nghiệm an ninh của Tổ chức Ân xá quốc tế chịu trách nhiệm phân tích và kiểm tra các điện thoại trên.

Hoài Linh

Bê bối phần mềm gián điệp Israel: Thủ tướng Ấn Độ bị cáo buộc 'phản quốc'

Bê bối phần mềm gián điệp Israel: Thủ tướng Ấn Độ bị cáo buộc 'phản quốc'

Phe đối lập cáo buộc Thủ tướng Narendra Modi phạm tội phản quốc và gây tổn hại cho an ninh quốc gia sau khi có tiết lộ hàng chục người Ấn Độ là mục tiêu theo dõi tiềm tàng của phần mềm gián điệp do Israel sản xuất.

Thế giới chấn động vụ phần mềm gián điệp Pegasus

Thế giới chấn động vụ phần mềm gián điệp Pegasus

Nhiều chính phủ trên khắp thế giới đang phải đối mặt với cáo buộc rằng họ đã dùng một phần mềm độc hại do Israel sản xuất để theo dõi điện thoại của các nhà báo, nhà hoạt động, giám đốc điều hành công ty và chính trị gia.