Tuyên bố trên được ông Biden đưa ra trong lúc có nhiều căng thẳng giữa các đồng minh của Mỹ quanh việc nước này rút quân khỏi Afghanistan và tranh cãi với Pháp về một thỏa thuận tàu ngầm.

{keywords}
Tổng thống Biden nói rằng thế giới đang đứng trước thập niên quyết định. 

Theo hãng tin BBC, Tổng thống Mỹ đã vận động để đưa nước này trở lại vai trò lãnh đạo toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh: "Tôi tin chúng ta phải làm việc cùng nhau hơn bao giờ hết".

Phiên họp Đại hội đồng lần thứ 76 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với khủng hoảng khí hậu và đại dịch thế kỷ Covid-19. Tổng thống Biden thúc giục sự hợp tác trên hai mặt trận này, chỉ ra rằng "thành công của chính chúng tôi cũng gắn liền với thành công của những người khác".

Ông cam kết Mỹ đóng góp nhiều hơn nữa và sẽ làm việc với Quốc hội để tăng gấp đôi các nguồn tài chính công quốc tế, nhằm giúp các nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cho biết sẽ sớm công bố các cam kết mới nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống Covid-19 khi Washington chủ trì hội nghị thượng đỉnh về bàn về đại dịch trong ngày 22/9. Ông tiết lộ, các cam kết này tập trung vào các mục tiêu cụ thể trong 3 thử thách then chốt: Cứu sống con người, tiêm chủng cho thế giới và trở lại mạnh mẽ hơn.

Giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung đang bị kéo căng, ông Biden khẳng định Washington "không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hay một thế giới bị chia rẽ", mà sẽ mạnh mẽ "bảo vệ chính mình, bảo vệ các đồng minh và lợi ích của chúng tôi trước các cuộc tấn công".

Chủ nhân Nhà Trắng biện hộ quyết định rút quân khỏi Afghanistan, quả quyết rằng "sức mạnh quân sự là phương sách cuối cùng của chúng tôi".

Theo giới phân tích, các nhà lãnh đạo thế giới mâu thuẫn với cựu Tổng thống Donald Trump hy vọng một nước Mỹ thời chính quyền Joe Biden sẽ ổn định và đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, một số động thái chính sách đối ngoại gần đây nhất của ông Biden đã khiến nhiều người lo lắng. 

Chẳng hạn, sự thiếu phối hợp của Mỹ trong quá trình rút khỏi Afghanistan sau hai thập niên chiến tranh đã khiến các đồng minh không hài lòng, và dẫn đến một chiến dịch sơ tán vội vã.   

Tuần trước, một thỏa thuận giữa Mỹ và Anh nhằm cung cấp cho Australia các tàu ngầm hạt nhân đã khiến người Pháp tức giận, bởi Paris đã có hợp đồng đóng tàu ngầm kéo dài 5 năm cho Australia.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian mô tả thỏa thuận này là "một nhát đâm sau lưng", và Paris đã triệu hồi các nhà ngoại giao hàng đầu của mình ở cả hai nước.    

Kết thúc bài phát biểu, ông Biden cam kết Mỹ sẽ dẫn đầu. "Chúng tôi sẽ dẫn đầu về tất cả những thách thức lớn nhất trong thời đại của chúng ta, từ Covid-19, biến đổi khí hậu, tới phẩm giá con người và nhân quyền, nhưng chúng tôi sẽ không đi một mình. Chúng tôi sẽ dẫn đầu cùng với các đồng minh của mình… với tất cả những ai tin tưởng như chúng tôi".

Thanh Hảo

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Mỹ vừa có một nước đi không ngờ khi bí mật đàm phán để trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Australia, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (AUKUS).