Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến hôm 29/1, ông Sullivan cho biết, quan hệ Nga - Mỹ sẽ "khó khăn" dưới thời Tổng thống Joe Biden vì hai quốc gia cần có các cuộc đàm phán nghiêm túc xung quanh một loạt các thách thức và mối đe dọa hạt nhân nằm ngoài thỏa thuận kiểm soát vũ khí START mới.

{keywords}
 

Sputnik dẫn lời tân Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói, chính quyền ông Biden vẫn tin Nga "gây ra các mối đe dọa trên nhiều khía cạnh" đối với nước này. Ông Sullivan nhấn mạnh, Washington muốn tổ chức các cuộc đàm phán về sự ổn định chiến lược với Moscow, nhưng sẽ tiếp tục chống lại "hành vi gây hấn", đe dọa Mỹ và các đồng minh.

Cảnh báo của quan chức an ninh hàng đầu Mỹ được đưa ra cùng ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn việc gia hạn hiệp ước START mới thêm 5 năm.

Hiệp ước vốn được ký kết năm 2011 giữa Tổng thống Nga khi đó Dmitry Medvedev và người đồng cấp Mỹ Barack Obama, buộc mỗi bên phải cắt giảm dần kho vũ khí hạt nhân của họ. Đặc biệt, thỏa thuận đề xuất mỗi bên cuối cùng sẽ giảm kho vũ khí hạt nhân của mình xuống còn 700 tên lửa, 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng.

Hiệp ước từng được ấn định hết hiệu lực vào tháng 2/2021 và có nguy cơ không được gia hạn khi chính quyền trước đây của Mỹ muốn có một thỏa thuận mới. Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh đến nhu cầu phải đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí để có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân ba bên mới. Song, Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng này.

Tuy nhiên, chính quyền ông Biden đã đồng ý gia hạn hiệp ước mà không có điều kiện tiên quyết và đã đàm phán điều đó hồi đầu tuần này.

Tuấn Anh

Nga, Mỹ đạt thoả thuận gia hạn kiểm soát vũ khí hạt nhân

Nga, Mỹ đạt thoả thuận gia hạn kiểm soát vũ khí hạt nhân

Moscow và Washington vừa đạt thoả thuận gia hạn Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân START mới, Kremlin ngày 26/1 cho biết.

Hé lộ nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Biden và Putin

Hé lộ nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Biden và Putin

Nhà Trắng vừa công bố bản ghi chi tiết cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 26/1.