Trước việc Amin thẳng tay đàn áp, thanh trừng hàng loạt sĩ quan, công chức nhà nước, cán bộ đảng, các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo, nhiều nhà hoạt động của Afghanistan đã yêu cầu Liên Xô giúp đỡ.

Lựa chọn khó khăn

Quyết định đưa quân vào Afghanistan là một trong những việc khó khăn và bi kịch lớn nhất của Nhà nước Xô-viết kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Moscow không thể thờ ơ với những gì diễn ra ở Afghanistan.

Hai nước có đường biên giới chung dài 2.500km. Gần một nửa số dân Afghanistan là người Tajik, Uzbek, Turkmen có quan hệ thân tộc với những người sống ở các nước cộng hoà Trung Á của Liên Xô; hai nước có chung nguồn nước ngọt lớn ở khu vực biên giới dọc các con sông.

{keywords}
Binh sĩ Liên Xô tham chiến tại Afghanistan. Ảnh: AP

Trong khi đó, Mỹ, Anh, Đức và một số nước khác tìm mọi cách làm giảm ảnh hưởng và vị thế của Liên Xô ở Afghanistan. Nhân tố Hồi giáo cũng rất đáng lo ngại. Chủ nghĩa Hồi giáo chính thống một khi được khôi phục ở Afghanistan, sẽ có cơ hội nhanh chóng phổ biến sang Trung Á và các khu vực khác của Liên Xô có dân theo đạo Hồi sinh sống.

Lãnh đạo Liên Xô không ai phản đối việc giúp đỡ quân sự Afghanistan, nhưng giúp như thế nào thì có hai ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải đưa một lượng quân không lớn sang Afghanistan và ở lại cho đến khi tình hình bình thường hoá. Ý kiến thứ hai là điều một đơn vị quân tinh nhuệ vào Kabul vài ba ngày rồi rút.

Giờ đây, khi nhiều năm và nhiều sự kiện đã trôi qua, cần phải thừa nhận rằng phương án hai là đúng đắn.

Bộ Chính trị giao cho KGB và Bộ Quốc phòng lập phương án tác chiến. Chỉ trong hơn một tháng, kế hoạch đã hoàn thành, trong đó có cả việc tấn công vào dinh tổng thống, chiếm giữ những mục tiêu quan trọng ở thủ đô. Vai trò chủ yếu thuộc về các lực lượng đặc biệt, riêng việc tấn công dinh tổng thống do các đơn vị “Zenhit”, “Alfa”, “Kaskat” đảm nhận.

Ngày 24/12/1979, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc họp kín, sau đó còn có cuộc họp rất hẹp, chỉ có Tổng bí thư L. Breznhev, Bộ trưởng Ngoại giao A. Gromyko, Bộ trưởng Quốc phòng F. Ustinov và Chủ tịch KGB Yu. Andropov tham gia. Cuộc họp quyết định đưa một số quân không lớn, khoảng 30.000 người, và chiếm giữ dinh tổng thống của Amin nếu tình hình đòi hỏi.

Ngày 25/12, chiến dịch bắt đầu. Quân đội Liên Xô từ trên không đổ bộ xuống Kabul và sân bay quân sự Bagram cách thủ đô khoảng 70km. Ngày 27/12, các đơn vị đặc nhiệm tấn công dinh tổng thống, Amin bị tiêu diệt; tất cả những vị trí định trước được quân Liên Xô chiếm giữ.

Yếu tố bất ngờ

Sáng ngày 28/12/1979, Kabul thức dậy với một chính quyền mới, do Babrak Karmal đứng đầu. Tổn thất của các đơn vị đặc nhiệm tham gia toàn bộ chiến dịch là 18 người, trong đó 9 người là cán bộ KGB. Tuy nhiên, diễn biến tiếp theo ở Afghanistan không theo kịch bản lúc đầu. Không ai nghĩ rằng sự có mặt của quân đội Liên Xô lại kéo dài tới 10 năm.

Trong suốt những năm đó, có đến 900.000 lượt quân nhân các binh chủng khác nhau đã sang Afghanistan, quân số có mặt dao động ở mức 30-100.000 người. Cho đến năm 1986, quân đội Liên Xô tham gia trực tiếp vào hầu hết các chiến dịch quân sự chống Mujahedin. Chỉ từ năm 1987 trở đi, việc tham gia vào các cuộc giao chiến mới giảm dần.

Tổn thất trong 10 năm của quân đội Liên Xô ở Afghanistan là 13.300 người hi sinh hoặc chết do bị thương, kể cả không phải do chiến đấu. Số bị thương là 30.000 người; 311 người mất tích, trong đó đa số do bị bắt làm tù binh, chỉ có một số rất ít chạy sang phía đối phương.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, với việc có mặt lâu dài về thời gian, với những đặc điểm và điều kiện ở Afghanistan thì tổn thất như vậy là không lớn.

Ngày 15/2/1989, những người lính Liên Xô cuối cùng rời khỏi Afghanistan. Không thể đánh giá hết chiến công của những chiến binh Xô-viết. Họ đã chiến đấu và hi sinh với niềm tin là vì lợi ích của tổ quốc.

Nguyên Phong

Chuyến đi định mệnh của nguyên soái nổi tiếng Liên Xô

Chuyến đi định mệnh của nguyên soái nổi tiếng Liên Xô

Đầu tháng 10/1957, Bộ trưởng Quốc phòng G. Zhukov được cử đi thăm Nam Tư, giúp ban lãnh đạo Liên Xô hàn gắn quan hệ với nhà lãnh đạo nước này B. Tito.

Sự thật về tiêm kích MiG-25 Liên Xô chuyên diệt oanh tạc cơ siêu thanh

Sự thật về tiêm kích MiG-25 Liên Xô chuyên diệt oanh tạc cơ siêu thanh

Tiêm kích MiG-25 được Liên Xô chế tạo nhằm đối phó các dự án máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ như B-58 Hustler hay B-70 Valkyrie.