“Rosoboronexport đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Indonesia, cung cấp thêm xe bộ binh chiến đấu 3F và xe bọc thép lội nước BT-3F do công ty cổ phần Kurganmashzavod phát triển và sản xuất vì lợi ích của lính thủy đánh bộ Indonesia”, thông cáo báo chí của Rosoboronexport cho biết.

{keywords}
Xe BT-3F. Ảnh: MilitaryToday

BT-3F được phát triển dựa trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với việc loại bỏ tháp pháo, thay vào đó là cấu trúc thượng tầng mới, với module vũ khí tự động và khoang chở lính ở phía sau được mở rộng tối đa.

{keywords}
Xe chiến đấu BT-3F. Ảnh: MilitaryToday

BT-3F có chiều dài 7m, chiều rộng 3m, chiều cao 3m. Xe có trọng lượng 18,5 tấn.

{keywords}
Động cơ UTD-29. Ảnh: Defenceforumindia

BT-3F sử dụng động cơ UTD-29 có công suất 500 mã lực. Nhờ vậy, xe có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 70 km/giờ trên bộ hoặc 10 km/giờ khi bơi. Tầm hoạt động của BT-3F có thể lên tới 600km.

{keywords}
Khoang chở quân phía sau BT-3F. Ảnh: bastion-opk.ru

BT-3F có tổ lái 3 người gồm chỉ huy, lái xe và xạ thủ. Ngoài ra ở khoang sau xe có dộ rộng để đủ sức chứa 14 lính được trang bị đầy đủ vũ khí.

{keywords}
Ụ súng của BT-3F. Ảnh bastion-opk.ru

BT-3F được trang bị 3 súng PKTM cỡ nòng 7,62mm, mỗi súng nặng 10,5kg. Mỗi khẩu PKTM có tầm bắn 1.500m với cơ số đạn khoảng 2.000 viên. Ngoài ra, tùy theo tình hình tác chiến mà BT-3F có thể thay súng PKTM bằng các loại súng máy Kord 12,7mm hoặc KPVT 14,5mm.

Trước đây, do Ukraina liên tục trễ giao hàng xe chiến đấu BTR-4M nên buộc Indonesia phải hủy bỏ hợp đồng và tìm kiếm loại xe bọc thép khác thay thế. Dòng xe BT-3F của Nga đã được Indonesia nhắm tới.

Hiện trong trang bị của lực lượng hải quân đánh bộ Indonesia đang sử dụng 20 xe thiết giáp BMP-3F của Nga. Trong khi đó BT-3F lại được phát triển trên nền tảng của BMP-3F nên sẽ dễ dàng hơn cho “đất nước vạn đảo” trong việc sử dụng, bảo dưỡng dòng xe này.

Video: BT-3F tham gia diễn tập tác chiến. Nguồn: Indomiliter.com

Tuấn Trần