“Australia tự ý hủy bỏ hợp đồng, điều này có nghĩa là chúng tôi không có lỗi. Đây là một tình huống đã được quy định trong hợp đồng, và sẽ cần có khoản bồi thường cho những chi phí đã được chúng tôi bỏ ra. Điều này có liên quan tới việc ngừng sử dụng cơ sở hạ tầng, cũng như tái điều động nhân lực”, Giám đốc điều hành tập đoàn đóng tàu Naval Group, ông Pierre Eric Pommellet nói với tờ Le Figaro.

{keywords}
Ảnh minh họa: New York Times

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, tập đoàn đóng tàu ngầm Naval Group đã bắt đầu các cuộc đối thoại về vấn đề quyết toán tài chính với chính quyền Canberra. “Giờ các cuộc đối thoại sẽ xác định mức độ bồi thường và những thiệt hại mà phía Australia phải gánh chịu”, cơ quan này tuyên bố.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Pháp, tập đoàn Naval Group đã tiêu tốn khoảng 900 triệu Euro cho các bước chuẩn bị đóng tàu ngầm. Tuy nhiên, tập đoàn đóng tàu ngầm không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào bởi số tiền trên đã được chính quyền Australia thanh toán trước.

Việc Australia hôm 16/9 bất ngờ hủy thỏa thuận mua tàu ngầm thông thường đã ký với Pháp từ năm 2016, sau khi cùng Mỹ và Anh lập liên minh quân sự 3 bên AUKUS, đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã gọi đây là “nhát dao đâm sau lưng”, và chính quyền Paris đã triệu hồi các đại sứ tại Washington và Canberra về nước.

Tuấn Trần

Đại sứ Pháp sẽ quay lại Mỹ trong tuần tới

Đại sứ Pháp sẽ quay lại Mỹ trong tuần tới

Động thái trên được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Joe Biden vào hôm 22/9.

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Mỹ vừa có một nước đi không ngờ khi bí mật đàm phán để trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Australia, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (AUKUS).