Theo trang thống kê toàn cầu Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 15/1, đại dịch tiếp tục tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 93,5 triệu người mắc bệnh và 2 triệu nạn nhân phải bỏ mạng.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Mỹ tiếp tục là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với thêm khoảng 187.000 ca mới vào danh sách 23,8 triệu người nhiễm và hơn 3.350 trường hợp vào tổng số trên 397.000 người tử vong.

Brazil, Anh, Đức và Mexico đều ghi nhận số ca tử vong ở mức trên 1.000 trong vòng một ngày qua.

Gần như toàn bộ các nước ở châu Mỹ đều ghi nhận tình trạng lây nhiễm gia tăng, trong khi ở châu Á, Trung Quốc có ca tử vong đầu tiên sau 8 tháng, khiến hàng triệu người phải trở lại tình trạng phong tỏa.

Moscow tái mở cửa trường học

Thủ đô nước Nga vừa gia hạn các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan của Covid-19 đến ngày 21/1 nhưng cho phép học sinh đi học trở lại.

Thị trưởng Sergei Sobyanin cho biết, đây là một quyết định khó khăn vì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn rất cao, và việc phát hiện một ca dương tính cũng có thể khiến cả trường phải quay trở lại học trực tuyến.

Trong số các biện pháp hạn chế được áp dụng đến ngày 21/1 có việc yêu cầu các quán bar và nhà hàng đóng cửa sớm hàng ngày, đeo khẩu trang và hạn chế số nhân viên trong các văn phòng. 

Hai chuyên gia WHO chưa thể đến Vũ Hán điều tra

Họ là thành viên nhóm 13 chuyên gia được WHO cử đến thành phố của Trung Quốc để điều tra nguồn gốc dịch bệnh. Hai người mắc kẹt ở Singapore vì xét nghiệm cho thấy có họ kháng thể IgM - dấu hiệu cơ bản của việc nhiễm virus SARS-CoV-2. Họ hiện đang được xét nghiệm lại.

Theo quy định của Trung Quốc, kể từ tháng 11/2020, người nhập cảnh vào nước này phải đảm bảo có kết quả âm tính với IgM và họ cũng phải xét nghiệm PCR.

Trong khi đó, WHO khẳng định nhóm chuyên gia đến Trung Quốc  "sẽ bắt tay vào công việc ngay lập tức sau 2 tuần cách ly". Phía Trung Quốc cam kết hỗ trợ thông tin và cơ sở hạ tầng cho các chuyên gia của WHO.

Indonesia tiêm đại trà ngừa Covid-19

Một ngày sau khi Tổng thống Joko Widodo tiêm mũi vắc-xin đầu tiên do công ty công nghệ sinh học Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển, Indonesia chính thức thực hiện chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19, ưu tiên chính cho lực lượng nhân viên y tế.

Theo Thứ trưởng Y tế Dante Saksono, khoảng 1,4 triệu nhân viên y tế trên toàn Indonesia sẽ dần được tiêm chủng, sau đó đến giới công chức. Ông cho biết, vắc-xin sẽ tạo ra miễn dịch 2-6 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, những người đã được tiêm chủng vẫn cần phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Vị thứ trưởng hy vọng chương trình tiêm chủng này sẽ giúp Indonesia đạt được miễn dịch cộng đồng sau khi 70% trong tổng số 270 triệu dân nước này được tiêm.

Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 180 triệu người, tương đương 2/3 dân số, trong vòng 15 tháng. Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này dự định chi khoảng 1,49 tỷ USD để mua vắc-xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất.

Hiện Indonesia đã nhận được 3 triệu liều vắc-xin này và đã phân phối tới 34 tỉnh thành trong cả nước.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.


Thanh Hảo

Trung Quốc phong tỏa nhiều nơi, Nhật cấm nhập cảnh vì Covid-19

Trung Quốc phong tỏa nhiều nơi, Nhật cấm nhập cảnh vì Covid-19

Trung Quốc ngày 13/1 đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày nhiều nhất trong năm tháng qua, trong khi kỳ nghỉ Tết ở nước này sắp bắt đầu.

Mỹ lao đao trước 'tử thần Covid-19'

Mỹ lao đao trước 'tử thần Covid-19'

Nước Mỹ bị bóng đen dịch bệnh bao phủ. Tổng thống Bồ Đào Nha đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona dù mới nhận kết quả dương tính trước đó 1 ngày.