Một nguồn tin giấu tên tiết lộ với Reuters, các dữ liệu cho thấy vắc-xin của AstraZeneca sẽ không cần phải điều chỉnh để ngăn ngừa P1. Biến thể virus corona chủng mới này được tin có nguồn gốc ở thành phố Manaus, vùng Amazon, Brazil.

{keywords}
 

Nguồn tin không cho biết chính xác mức độ hiệu quả trong phòng ngừa biến thể của vắc-xin do hãng dược liên doanh giữa Anh và Thụy Điển sản xuất. Song, người này nói, toàn bộ kết quả nghiên cứu sẽ sớm được công bố, có thể ngay trong trong tháng 3.

Theo Reuters, kết quả nghiên cứu ban đầu từng cho thấy loại vắc-xin nói trên tỏ ra kém hiệu quả hơn trong phòng chống biến thể virus được tìm thấy ở Nam Phi. Điều này dẫn đến việc Chính phủ Nam Phi cho dừng sử dụng chế phẩm tại nước này ngay sau đó.

Tiết lộ mới được công bố đúng vào lúc một nghiên cứu quy mô nhỏ phát hiện, vắc-xin do hãng dược Sinovac của Trung Quốc bào chế dường như không hiệu quả trong việc chống lại P1. Các chuyên gia dịch tễ học tin, biến thể này là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng số ca mắc và số ca tử vong ở quốc gia Nam Mỹ. Trong cộng đồng khoa học cũng có những ý kiến lo ngại về nguy cơ biến thể có khả năng kháng vắc-xin.

Brazil hiện là ổ dịch lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Ấn Độ với gần 10,8 triệu ca nhiễm, trong đó 261.188 người không qua khỏi. Nước này đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm virus thứ hai bùng phát dữ dội và dai dẳng, khiến số trường hợp tử vong trong ngày tăng cao đến mức đỉnh điểm là 1.910 trường hợp hôm 3/3.

Số ca tử vong trên thế giới giảm

Đại dịch Covid-19 có nhiều dấu hiệu tiến triển tích cực khi số ca nhiễm mới giảm dần và số bệnh nhân hồi phục tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới.

Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 6/3 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 116,7 triệu người với gần 2,6 triệu ca tử vong. Song, gần 92,3 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.

Đáng chú ý, số trường hợp bệnh nhân không qua khỏi trong tuần qua là 62.055 người, giảm 7% so với tuần trước. Mức sụt giảm số ca tử vong trong tuần lớn nhất được ghi nhận ở Bắc Mỹ với 20%, tiếp theo là châu Á với 18%, châu Phi 14% và châu Âu là 4%.

Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 29,6 triệu ca dương tính với virus corona chủng mới, trong đó 535.563 người không qua khỏi. Tuy nhiên, cuộc chiến chống đại dịch của xứ cờ hoa đang dấy lên nhiều hy vọng khi số ca nhiễm mới trong ngày có xu thế giảm mạnh so với mức đỉnh điểm 300.000 ca hôm 8/1. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm hơn 67.000 ca mắc và 1.794 trường hợp tử vong.

WHO chốt ngày công bố báo cáo điều tra về Vũ Hán

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 5/3 tuyên bố, cơ quan này dự kiến đến giữa tháng 3 sẽ công bố các phát hiện của nhóm điều tra nguồn gốc đại dịch được cử đến Vũ Hán, Trung Quốc. Theo Reuters, chuyến đi của các chuyên gia quốc tế thuộc WHO đang vấp phải một số nghi ngờ khi có ý kiến cáo buộc điều kiện tiếp cận điều tra của đoàn công tác tại Trung Quốc bị hạn chế.

Washington muốn thẩm định lại các phát hiện, trong khi một nhóm 26 nhà khoa học quốc tế hôm 5/3 đã công bố bức thư ngỏ yêu cầu thực hiện cuộc điều tra khác.

Tuy nhiên, Mike Ryan, quan chức phụ trách các tình huống y tế khẩn cấp của WHO nhấn mạnh: "Những gì nhóm nghiên cứu đã làm thật đáng trân trọng. Họ đã làm việc thực sự vất vả để cố gắng đưa ra bản báo cáo đầy đủ giúp chúng ta có thể thảo luận thỏa đáng xung quanh báo cáo toàn diện đó".

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cam kết sẽ minh bạch toàn bộ quá trình điều tra cũng như đưa ra kết luận của nhóm chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc.

Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:

- Thị trưởng Moscow ngày 5/3 đã chấm dứt lệnh ở nhà bắt buộc đối với những người từ 65 tuổi trở lên và những người mắc bệnh mãn tính do tình hình dịch bệnh tại thủ đô Nga đang dần được cải thiện.

- Moldova đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tiếp nhận vắc-xin ngừa Covid-19 theo cơ chế cung cấp vắc-xin toàn cầu COVAX do WHO bảo trợ. Lô hàng đầu tiên gồm 14.400 liều vắc-xin đã đến Moldova trong tuần này.

- Bộ Nội vụ Indonesia thông báo kéo dài lệnh hạn chế hoạt động cộng đồng quy mô nhỏ (PPKM) từ ngày 9 - 22/3, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng thêm 3 tỉnh bên ngoài đảo Java và Bali nhằm làm chậm lại đà lây nhiễm của virus.

- Chính phủ của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận thêm 2 tuần, đến ngày 21/3 tới vì tình hình dịch ở khu vực này chưa cải thiện như kỳ vọng. Đây là lần thứ hai liên tiếp nhà chức trách kéo dài tình trạng khẩn cấp tại đây.

Tuấn Anh

Italia chặn xuất khẩu vắc-xin Covid-19, Australia đòi EU giải quyết

Italia chặn xuất khẩu vắc-xin Covid-19, Australia đòi EU giải quyết

Australia yêu cầu Ủy ban châu Âu xem xét giải quyết việc Italia ngăn chặn lô vắc-xin ngừa Covid-19 do hãng dược AstraZeneca cung cấp cho nước này.

Mỹ tiêm 2 triệu liều vắc-xin mỗi ngày, ông Biden trên đà hoàn thành mục tiêu

Mỹ tiêm 2 triệu liều vắc-xin mỗi ngày, ông Biden trên đà hoàn thành mục tiêu

Theo phân tích mới đây của tờ New York Times, Mỹ đang đạt tốc độ tiêm chủng trung bình 2 triệu liều vắc-xin Covid-19 vào mỗi ngày.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.