Sự kiện do Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức với sự đồng hành của một số đơn vị như Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS), Công ty Cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Công ty CP Kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South).

{keywords}
Diễn đàn có sự tham giá của hơn 300 đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và cơ quan thông tấn, báo chí.

Chia sẻ tại sự kiện, bà Nguyễn Thy Nga, Giám đốc một doanh nghiệp start up cho hay,   chính sách và môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn tới sự đổi mới và phát triển của doanh nghiệp. Có nhiều vấn đề vướng mắc đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đó là khả năng tiếp cận vốn, thủ tục tài chính thuế, đầu tư nước ngoài còn nhiều rào cản và khu vực ngân hàng còn rất chặt chẽ, khó khăn trong việc cấp tín dụng,...

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp trong nước ở quy mô nhỏ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn hạn chế. Mức độ năng động của khu vực doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng môi trường pháp quy. Các quy định đúng đắn, hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tham gia cạnh tranh trên thị trường một cách công bằng, góp phần cắt giảm chi phí giao dịch, bảo vệ nhà đầu tư.

{keywords}
 

PGS. TS Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhận định rằng khả năng thích ứng với nền kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, nhất là doanh nghiệp SME. Một trong những nguyên nhân lớn là sự thiếu am hiểu về tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân, việc giải quyết các vấn đề tiến công qua mạng khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ, kiến thức cơ bản về phát triển trực tuyến còn nhiều hạn chế,…

Với tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, trong tương lai rất có thể sẽ xuất hiện thêm những mô hình mới tiên tiến hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng những mô hình, phương thức kinh doanh mới. Hơn hết, doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới sự phát triển bền vững và tự chủ, không để phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài hay công nghệ số.

Để có cơ hội trở thành “đầu tàu” dẫn dắt công cuộc số hóa trong nền kinh tế quốc gia, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu một cách bài bản, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình hơn nữa.

Lệ Thanh