- Hiệp hội Vận tải ô tô VN có kiến nghị gửi Chính phủ "tố" Grab là DN kinh doanh vận tải bằng taxi chứ không đơn thuần cung cấp phần mềm.
Grab sẽ phải đeo mào và quản như taxi?
Doanh nghiệp vận tải 'tố' Bộ GTVT ưu ái taxi Grab
Tại dự thảo nghị định thay thế nghị định 86 về kinh doanh vận tải, Bộ GTVT đưa ra quy định: Hợp đồng vận tải điện tử chỉ áp dụng đối với xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) trở lên” và kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Trong đó, có công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa; quyết định giá cước vận tải.
Trong đơn "kêu cứu" lên Thủ tướng, ông Lim Yen Hock - Giám đốc công ty TNHH Grab cho rằng, những quy định này không chỉ đi ngược lại chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính, mà còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích và kết quả tích cực mà đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử mang lại cho người dân, DN và xã hội.
Theo ông, dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 86 vừa được Bộ GTVT trình Chính phủ có phần bảo hộ taxi truyền thống để đồng hóa, hạn chế sự cải tiến kinh doanh của loại hình khác, DN khác, bỏ qua những ích lợi và sự tiến bộ quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế, sẽ thực sự là bước lùi.
Điều này sẽ trở thành một tiền lệ xấu, cũng như là dấu hiệu tiêu cực về môi trường khởi nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh của VN.
Ngay sau khi Grab có văn bản gửi Thủ tướng, Hiệp hội Vận tải ô tô VN cũng kiến nghị Chính phủ nói rõ về những bất cập trong hoạt động của Grab.
Cụ thể, Grab đã lợi dụng quyết định 24 của Bộ GTVT cho phép thí điểm xe hợp đồng để vi phạm pháp luật.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Công Hùng, Grab không đơn thuần là đơn vị cung cấp nền tảng kết nối cho đơn vị kinh doanh vận tải theo đề án thí điểm. Thực tế, Grab đã lợi dụng đề án để điều hành trọn vẹn một quy trình kinh doanh vận tải taxi.
Grab tuyển tài xế, điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách, quyết định giá cước và tăng giảm giá, thu tiền trực tiếp của khách vào tài khoản Grab, thực hiện chương trình khuyến mại có cả đi xe giá 0 đồng.
Ông Hùng khẳng định, việc Bộ GTVT thống nhất trong dự xe ô tô hoạt động như Uber, Grab là loại hình taxi công nghệ chứ không phải xe hợp đồng điện tử và Grab chính là đơn vị kinh doanh vận tải chứ không đơn thuần là DN cung cấp phần mềm hoàn toàn đúng với bản chất.
Kết luận này đúng với quan điểm của Tòa án Công lý châu Âu và quan điểm quản lý Uber, Grab của các nước.
Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, Grab đang lợi dụng chương trình thí điểm để vi phạm phát luật |
Trong phiên toà mới đây, VKSND TP.HCM cũng nhận định đủ cơ sở xác định Grab là DN kinh doanh vận tải taxi. Đối chiếu các quy định của pháp luật, Grab đã vi phạm luật DN khi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký DN.
Ông Hùng chia sẻ, việc coi Grab là DN kinh doanh vận tải taxi không hề ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, “đi ngược xu thế 4.0” hay xóa sổ Grab. Bởi, theo chủ trương của Chính phủ, việc ứng dụng công nghệ không chỉ áp dụng với loại hình xe hợp đồng hay xe taxi mà với tất cả các loại hình vận tải.
Công nghệ Việt bị “bó buộc”, Grab thì không
Theo ông Hùng, hiện nay các DN taxi trong nước đều đã áp dụng phần mềm công nghệ 4.0 do VN tự sản xuất với các tính năng rất tiên tiến và ưu việt. Nhưng do không được hưởng thuận lợi về điều kiện kinh doanh như Uber, Grab nên các phần mềm của DN taxi đã không phát huy được hiệu quả.
Ông đưa ra dẫn chứng, hiện các hãng taxi Việt đang tuân thủ tới 17 điều kiện ràng buộc của pháp luật, trong khi taxi công nghệ chỉ có 1, 2 điều kiện. Trong đó có việc gia tăng phương tiện không bị kiểm soát, điều chỉnh giá cước tự do, xe chạy trên đường không phải tuân thủ biển báo cấm đối với xe kinh doanh…
Đặc biệt taxi truyền thống phải trả 10% thuế VAT cho nhà nước thì Grab lại không.
Chính vì chịu những điều kiện bất bình đẳng như vậy, nên Hiệp hội Vận tải ô tô VN đề nghị Chính phủ xem xét đúng loại hình kinh doanh như Uber, Grab để đưa ra chính sách quản lý cho đúng với thực tế, đảm bảo bình đẳng, an sinh xã hội.
Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục kéo đến tòa vụ kiện Grab
Grab khẳng định, đề án 24 là đề án mở, chưa từng có chuyện một công ty kiện một công ty khác chỉ vì mình không áp dụng được công nghệ.
Grab bị đề nghị bồi thường cho Vinasun hơn 41 tỉ đồng
Cho rằng Grab kinh doanh không đúng luật, gây thiệt hại cho Vinasun, VKS đề nghị HĐXX buộc Grab bồi thường hơn 41 tỉ đồng cho Vinasun.
Grab nói gì về vụ tài xế truy đuổi, dọa giết khách ở Sài Gòn
Sau khi báo VietNamNet đăng tải bài viết 'Tài xế GrabBike ở Sài Gòn truy đuổi, dọa giết khách trên đường phố', hãng Grab đã có thông tin phản hồi sự việc.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Kinh doanh của Grab có vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, mô hình kinh doanh của Grab hiện nay là có vấn đề khi tham gia vận tải và ký hợp đồng với lái xe nhưng khi xảy ra tai nạn, mất cắp Grab lại phủi trách nhiệm.
Nữ hành khách bị tài xế Grab chửi ngu vì lên xe không chào
Cho rằng vị hành khách nữ lên xe mình mà không chào nên tài xế GrabCar đã cay cú, chửi khách ‘mày ngu lắm…’
Vũ Điệp