- Vấn đề đặt ra tại buổi tọa đàm "Hà Nội hạn chế xe cá nhân" tổ chức sáng nay. Việc hạn chế xe máy sẽ được mở rộng dần...

Tại buổi tọa đàm ông Lê Đỗ Mười - Phó viện trưởng Viện chiến lược và phát triển GTVT thông tin, đã phối hợp với cảnh sát khu vực các phường ở 30 quận huyện, phát phiếu hơn 16.000 hộ dân và thu về 15.400 phiếu về việc hạn chế phương tiện cá nhân.

Kết quả cho thấy, 84% số phiếu ủng hộ và 85% người dân từ vành đai 3 trở vào ủng hộ; Số không ủng hộ chiếm 16% lượng phiếu phát ra, từ vành đai 3 trở vào là 14%.

{keywords}
Doanh nhân Phạm Quang Vinh (giữa) cho rằng dừng hoạt động xe máy là việc Hà Nội phải làm.

Không cần thiết phải xin ý kiến tất cả 

Ông Mười khẳng định đây là con số khảo sát thực, không phải con số khai man, bốc thuốc.

“Việc thăm dò ý kiến người dân là một trong những kênh để cơ quan soạn thảo hoạch định chính sách, số người được hỏi chưa thể coi là đại diện số đông người dân TP. 

Hiện tại, phần lớn chuyên gia, nhà quản lý đã đồng tình, với mục tiêu đến năm 2030 dừng xe máy”, ông Mười nói.

Đồng quan điểm, Phó TGĐ công ty CP mía đường Cần Thơ Phạm Quang Vinh, cho hay, theo thống kê, hiện nay Hà Nội có khoảng 7 triệu dân cộng với cư dân không đăng ký khoảng 3 triệu người, tính trung bình mỗi ngày có khoảng 30 triệu chuyến đi. Đây là một áp lực rất lớn đối với giao thông TP.

“Chưa có TP nào trên thế giới, xe máy, phương tiện cá nhân có thể đáp ứng tất cả 30 triệu chuyến đi trong một ngày. Hơn nữa xe máy ở nước ta đi chen lấn, không nhường đường nên giao thông rất tệ”, ông Vinh nói.

Từ phân tích của mình, ông Vinh cho rằng Hà Nội không cần thiết phải xin ý kiến của tất cả mọi người khi thực hiện đề án dừng xe máy.

“Chuyện dừng xe cá nhân là việc chắc chắn phải làm nhưng cùng với đó phải thay đổi thói quen tham gia giao thông của người dân. Nếu cứ duy trì thói quen đi lại bằng xe máy như hiện nay thì đến năm 2030, Hà Nội sẽ quá tải, không thể chịu đựng được”, ông Vinh nói.

Ô tô bị quản chặt hơn xe máy

PGS TS. Chu Công Minh - giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng, nếu chỉ hạn chế xe máy thì một số cá nhân sẽ chuyển sang phương tiện khác như ô tô.

Do vậy, đối với những tuyến đường hệ thống giao thông công cộng có thể đáp ứng được thì nên tạm dừng xe cá nhân bao gồm cả ô tô và xe máy, điều này sẽ giúp khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…

{keywords}
Ông Mười cho rằng, cùng với hạn chế xe máy, ô tô sẽ bị quản lý chặt hơn.

Theo ông Lê Đỗ Mười, trong đề án không chỉ nhằm mỗi đối tượng xe máy mà hạn chế cả ô tô. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trên thế giới không có quốc gia nào dừng hoạt động ô tô mà chỉ thực hiện bằng biện pháp kinh tế để hạn chế.

“Trong đề án ô tô và xe máy là 2 đối tượng như nhau. Nếu xe máy cho dừng hoạt động thì phải thu phí ô tô vào nội đô, đồng thời hạn chế chỗ đỗ… Ô tô sẽ quản chặt hơn xe máy, bởi trong tương lai chi phí dành ra cho ô tô sẽ cao hơn rất nhiều so với hiện nay”, ông Mười nói.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, để giảm phương tiện giao thông cá nhân về nguyên tắc chính quyền phải đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân bằng giao thông công cộng.

Theo đó đến năm 2030, TP sẽ đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông công cộng, nhất là đường sắt đô thị phải đủ điều kiện dừng hoạt động xe máy.

Ông Viện cũng nói rõ, việc hạn chế xe máy sẽ được mở rộng dần theo vùng cho phù hợp với mạng lưới đường sắt đô thị, khi phương tiện công cộng đáp ứng 50-55% nhu cầu đi lại của người dân.

Cấm xe máy trong nội đô, hơn 90% người Hà Nội đồng ý

Cấm xe máy trong nội đô, hơn 90% người Hà Nội đồng ý

Kết quả khảo sát tại 30 quận, huyện của Hà Nội cho thấy, có 90,35% số người ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy.

Hà Nội cấm xe máy nội thành từ 2030 là quá nóng vội?

Hà Nội cấm xe máy nội thành từ 2030 là quá nóng vội?

Nguyên Giám đốc Sở QHKT HN Tô Anh Tuấn đề nghị nội dung cấm xe máy tại nội đô nên xây dựng một đề án riêng để nghiên cứu thật kỹ càng.

Bí thư Hà Nội: 14 năm nữa mới cấm xe máy nội đô

Bí thư Hà Nội: 14 năm nữa mới cấm xe máy nội đô

 "Người dân sẽ có 14 năm để chuẩn bị - nghĩa là đến năm 2030 mới cấm xe máy nội đô” - Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.

Hà Nội: Cấm xe máy thì dân đi bằng gì?

Hà Nội: Cấm xe máy thì dân đi bằng gì?

Theo Hiệp hội vận tải TP Hà Nội, việc cấm xe máy chỉ được thực hiện khi đại đa số người dân tự nguyện bỏ và chấp nhận phương tiện công cộng.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Cấm xe máy là tất yếu

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Cấm xe máy là tất yếu

Hà Nội hiện có hơn 5 triệu xe máy. Đến 2025, con số này ước tính sẽ tăng thành 11 triệu.

Vũ Điệp