Đại diện Cảng hàng không Nội Bài cho biết, thời điểm không có dịch bệnh, sân bay Nội Bài chỉ có khoảng 70 máy bay đỗ qua đêm và sẽ bay đi vào sáng hôm sau. Thế nhưng những ngày qua Cảng hàng không Nội Bài phải bố trí chỗ đỗ cho gần 90 máy bay.

Điều đáng nói, trong số này có những chiếc đã nằm "đắp chiếu" cả tháng không khai thác.

Chỉ riêng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines mỗi đêm có tới 30 máy bay đỗ ở Nội Bài, trong đó có hơn chục chiếc không khai thác. Ngoài Vietnam Airlines hãng hàng không Vietjet Air cũng có số tàu bay phải nằm ở sân bay tương tự.

Theo đại diện Cảng hàng không Nội Bài, bình thường mỗi ngày Nội Bài khoảng 50.000 - 60.000 lượt khách, cao điểm có thể lên tới gần 80.000 lượt, nhưng nay mỗi ngày sân bay chỉ có 5.000 - 6.000 khách...

Sân bay Nội Bài không còn chỗ đỗ nên Cảng hàng không Nội Bài đã phải xin phép Cục Hàng không Việt Nam đóng toàn bộ đường lăn S1 để làm chỗ đỗ cho máy bay của các hãng.

{keywords}
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng hành khách đi máy bay giảm mạnh khiến máy bay phải nằm "đắp chiếu" ở sân bay

Bán máy bay để có dòng tiền

Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho hay, dịch Covid-19 bùng phát các hãng hàng không trong nước bị ảnh hưởng nặng nề khi số lượng máy bay nằm chờ lớn vì không có khách.

Trước thực tế này, Cục Hàng không đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) bố trí, giải quyết nhu cầu đỗ tàu bay qua đêm cho các hãng hàng không.

Hiện các hãng hàng không trong nước có 230 tàu bay các loại, tăng 24 tàu so với năm 2019, tương ứng tăng hơn khoảng 10% đội tàu bay.

Theo dự báo của Hiệp hội vận tải hàng không thế giới (IATA), lượng khách sử dụng dịch vụ vận tải hàng không trong năm 2021 sẽ chỉ đạt mức gần 43% so với trước khi đại dịch xảy ra (năm 2019) và chỉ có thể phục hồi vào năm 2023.

Theo số liệu tháng 4/2021, căn cứ theo số giờ bay thực tế của tất cả các hãng, giờ bay trung bình/tàu bay theo từng loại tàu và số tàu bay hiện có của các hãng; tổng số máy bay dư thừa của các hãng Việt Nam là xấp xỉ 58 tàu, chiếm 26% tổng số máy bay các hãng.

Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, Vietnam Airlines đã buộc phải đưa ra giải pháp tái cơ cấu đội bay để gia tăng thu nhập, cải thiện dòng tiền, xóa lỗ lũy kế, tạo nguồn tiền đầu tư phát triển.

Theo đó, tổng số máy bay cũ có thể tái cơ cấu trong cả giai đoạn 2021 - 2025 là 26 tàu bay A321 CEO sản xuất vào các năm 2004, 2007 và 2008.

Hiện tại, Vietnam Airlines đang mời đấu giá 11 máy bay A321 CEO, sản xuất vào các năm 2004, 2007 và 2008. Việc Vietnam Airlines quyết định bán máy bay trong thời điểm này sẽ giúp doanh nghiệp đỡ gánh nặng chi phí, có thêm dòng tiền.

Hơn nữa, việc dư thừa trọng tải sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội giảm sút do hiệu quả sử dụng tàu bay của tất cả các hãng giảm sút.

Hàng không xin hỗ trợ 27.000 tỷ đồng

Hàng không xin hỗ trợ 27.000 tỷ đồng

Hiệp hội Hàng không Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các khoản hỗ trợ cho các hãng hàng không.


Vũ Điệp