Từ 1/1/2022 xe kinh doanh vận tải phải lắp camera giám sát theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, một số nhà xe, do không tìm hiểu kỹ đã mua nhầm những thiết bị trôi nổi bên ngoài về tự lắp, không đạt chuẩn, khó đảm bảo kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam khuyến cáo, đơn vị lắp camera trên xe kinh doanh vận tải nên sử dụng thiết bị hợp chuẩn, được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng, đáp ứng đầy đủ pháp lý để tránh lãng phí, tốn kém về sau.

Để giúp doanh nghiệp vận tải lắp camera hợp chuẩn, ngày 4/11/2021, Bộ KH&CN đã phối hợp Bộ GTVT, Bộ Công an ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia   TCVN13396 (TCQG) về camera giám sát hành trình.

Ông Nguyễn Tuyển, Trưởng Phòng quản lý vận tải Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong công tác kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải, nếu xe kinh doanh lắp camera không hợp chuẩn, Sở GTVT sẽ không phải mất thời gian kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chí của Nghị định 10, thông tư 12, thông tư 02. 

Do vậy, Bộ GTVT nên công bố các nhà cung cấp có sản phẩm đạt chuẩn để doanh nghiệp vận tải biết để lựa chọn, giúp doanh nghiệp vận tải tránh lắp phải thiết bị không đạt, phải lắp nhiều lần gây tốn kém, lãng phí.

{keywords}
Chủ phương tiện vận tải nên thận trọng, tránh tình trạng lắp camera không đạt chuẩn gây tốn kém

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nêu kinh nghiệm “xương máu” trước đây khi lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT), nhiều doanh nghiệp vận tải lắp thiết bị không hợp chuẩn. Sau đó, nhà nước yêu cầu phải lắp hợp chuẩn nên các đơn vị vận tải phải “làm lại từ đầu” làm tốn kém thêm chi phí nâng cấp, thay thế lần nữa. 

Hiệp hội vận tải Trung ương và Hiệp hội vận tải Hà Nội đã có công văn khuyến cáo lắp camera đạt chuẩn quốc gia. Sau này, nếu nhà nước có yêu cầu hợp chuẩn không mất thêm chi phí nâng cấp, thay thế thiết bị lần nữa.

Thiết bị được hợp chuẩn TCVN có cấu tạo là một thiết bị GSHT công nghệ 4G tích hợp thêm mắt thu camera. Trong khi nếu lắp rời phải sử dụng 2 thiết bị gồm 1 thiết bị camera và 1 thiết bị GSHT. Khi lắp rời như vậy, sẽ phải dùng tới 2 SIM, nên tốn chi phí duy trì lâu dài, tốn điện ắc quy. 

Hơn nữa nếu sắp tới, Bộ TT&TT cắt sóng 2G, đơn vị vận tải lại phải một lần nữa mất phí nâng cấp thiết bị GSHT lên 4G.

Ông Bùi Danh Liên lưu ý thêm, nếu lắp rời 2 thiết bị camera và GSHT thì lái xe phải 2 lần quẹt thẻ khá phiền hà, chẳng may chỉ quẹt một lần có thể dẫn tới thông tin lái xe giữa thiết bị GSHT và camera khác nhau, dẫn tới bị “phạt oan”. 

Theo ông Liên, hiện có tình trạng nhiều doanh nghiệp vận tải lắp thiết bị không đúng theo chuẩn nhà nước đã ban hành. Thiết bị GSHT đang sử dụng mạng 2G nhưng ngành truyền thông đang chuyển đổi sang thiết bị 4G.

Khi lắp thiết bị không đạt chuẩn, không tích hợp được với thiết bị GSHT và chuyển đổi sang mạng 4G, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư lại thiết bị khác, gây tốn kém.

Thanh tra Hà Nội vào tận bến, chủ xe khách tái mặt vì xoay camera lệch chuẩn

Thanh tra Hà Nội vào tận bến, chủ xe khách tái mặt vì xoay camera lệch chuẩn

Sau 10 ngày, quy định xe chở khách trên 9 chỗ phải lắp camera giám sát có hiệu lực, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đồng loạt kiểm tra, xử lý các xe khách vi phạm.

Vũ Điệp