- Có thể coi nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười là cha đẻ vấn đề dân chủ cơ sở ở Việt Nam. 

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Những dấu mốc cuộc đời

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã ra đi. Cái đọng lại lớn nhất trong tôi về ông trước hết là sự nhiệt huyết vì công việc.

Không hiếm những mẩu chuyện gần như đã trở thành giai thoại khi ông họp Chính phủ, làm việc với bộ này, tỉnh kia. Đằng sau những cáu gắt, bực bội khi công việc nào đó không chạy, đằng sau những trì triết, phê bình của ông đối với ai đó là cả nhiệt huyết của ông vì cái chung của đất nước. Hiếm có vị lãnh đạo nào thể hiện sự nhiệt huyết công việc như ông. Ngày làm việc không đủ thì làm đêm. Cán bộ là phải làm, làm quên mình, sao lại chơi nhỉ. Trong ông cái gọi là nghỉ ngơi, chơi một tý hầu như không có.

Tuy nhiên, cái ấn tượng nhất trong tôi  lại là tư duy từ thực tiễn của ông. Suy nghĩ những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống để hình thành tầm nhìn và từ tầm nhìn ra chính sách, chủ trương của Đảng. Ví dụ minh họa cho câu chuyện này chính là vấn đề dân chủ cơ sở. Có thể coi ông là cha đẻ vấn đề dân chủ cơ sở ở Việt Nam.

Hơn 20 năm trước, vụ việc Thái Bình là động trời trong xã hội nước ta. Lần đầu tiên, người dân khiếu kiện đông người với quy mô lớn. Lần đầu tiên có hiện tượng người dân đập phá trụ sở chính quyền…Cái gì đang xảy ra vậy? Tại sao lại như thế được? Cả hệ thống chính trị cơ sở đâu rồi?

Ông với tư cách lúc đó là người đứng đầu Đảng làm sao không suy nghĩ. Phương châm Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ có điểm nào cần điều chỉnh? Dân chủ đang thực hành có gì cần bổ khuyết? Công bằng xã hội cụ thể là gì? Tham nhũng, độc đoán của cán bộ ở nông thôn có hình hài mới sao? Có thể nói Nghị quyết TƯ 3 khóa 8 tháng 6/1997 về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa  xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh và Chỉ thị số 30 ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở in đậm dấu ấn tư tưởng và tinh thần quyết tâm thực hiện của ông về dân chủ ở cơ sở.

Tuy nhiên, vấn đề là có nghị quyết Đảng rồi, nhưng thể chế tương ứng chưa có thì vẫn coi như bằng không. Muốn người dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bàn, tham gia chuyện này, chuyện kia của chính quyền, muốn người dân kiểm tra chi tiêu tiền mình đóng góp làm đường, kiểm tra việc chi tiêu ngân sách xã…thì phải có cơ sở pháp lý. Nói cách khác, hết sức cần thể chế hóa về mặt nhà nước Nghị quyết TƯ 3 khóa 8 và Chỉ thị 30 về dân chủ cơ sở.

Ai đôn đốc ráo riết làm việc đó? Vẫn là ông. Hồi đó, khi tôi có may mắn được phân công trong bộ phận soạn thảo quy chế dân chủ cơ sở tại Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, nay là Bộ Nội vụ thì ông đã chuyển sang là Cố vấn cho Ban chấp hành TƯ. Ông chỉ đạo, truyền đạt tinh thần Nghị quyết TƯ, nhấn bản chất của vấn đề dân chủ cơ sở. Nguyên Bộ trưởng Đỗ Quang Trung chỉ đạo nhóm soạn thảo bắt tay xây dựng văn bản. Làm việc trực tiếp với ông mới thấy khối kiến thức to lớn mà ông đã tích lũy.

Ông lấy cuốn này trích dẫn, rồi lấy cuốn khác lật lật chỗ cần tìm. Lúc chưa biết cụ thể, không thể hình dung một ông Đỗ Mười như vậy. Ông nói về dân chủ gián tiếp, rồi dân chủ trực tiếp, chỉ ra cái ta làm còn rất kém ở mảng dân chủ trực tiếp của người dân. Và đây chính là điểm yếu, điểm yếu dẫn đến điểm nóng Thái Bình và nếu không quan tâm xử lý thích đáng thì rất có thể đây là tử huyệt của chế độ. Và cuối cùng, nhờ sự ráo riết chỉ đạo của ông, văn bản pháp lý cũng ra đời, đi vào cuộc sống.

Thú thật, hồi đó bản thân tôi cũng chỉ “ngộ“ được phần nào câu chuyện. Có những vấn đề ông nêu mãi sau này mới hiểu được.

Hôm nay, lúc ông đã ra đi, ngồi nhớ về ông, liên hệ tư tưởng dân chủ cơ sở của ông vào thực tiễn hiện tại mới thấy ý nghĩa sâu xa, tầm tư duy chiến lược mà ông để lại. Muôn sự tại dân, muôn sự vì dân, lấy dân làm gốc thì mọi sự sẽ tốt đẹp.


Nguyên Phó Thủ tướng và cuộc gọi lúc 2h sáng của ông Đỗ Mười

Khi công tác tại Liên Xô, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nhận được những cuộc gọi lúc 2-3h sáng của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.

 


Ngôi nhà đơn sơ của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười ở ngoại thành Hà Nội

Ngôi nhà cấp 4 của nguyên Tổng bí thư ở Thanh Trì (Hà Nội) xung quanh có nhiều cây xanh tỏa bóng mát, sân lát gạch đỏ giản dị.


Cháu ngoại nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Vinh dự được làm cháu của ông

"Cháu cảm ơn ông trời đã cho cháu làm cháu của ông" - cháu ngoại nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chia sẻ.

 


Đến thăm nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười

Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Trọng Kính, Trợ lý của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười khẳng định: "Cụ nằm ở bệnh viện 108 gần 6 tháng nay".


Ngày bình dị ở tư gia nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười

Ở tuổi tròn 100, sự minh mẫn của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười có được bởi ông chưa bao giờ ngừng việc cập nhật diễn biến đời sống xã hội, đất nước.

Đinh Duy Hòa