- Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, quy mô vốn chủ sở hữu của các DNNN đều tăng nhưng vẫn còn DN kinh doanh thua lỗ.

Sáng nay, đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại DN và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016” của QH do Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển chủ trì làm việc với Chính phủ. 

{keywords}
Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho biết, QH đã tổ chức 3 đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại DN và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016 tại 8 địa phương, 5 bộ và 8 tập đoàn, tổng công ty.

Kết quả giám sát sẽ đánh giá lại việc quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DN và công tác cổ phần hoá giai đoạn 2011-2016, xem xét các kết quả tích cực và các tồn tại, yếu kém, nguyên nhân, trách nhiệm trong quá trình triển khai chính sách, pháp luật.

Cuộc làm việc với Chính phủ hôm nay sẽ giúp đoàn giám sát bổ sung, hoàn thiện báo cáo để trình Thường vụ QH cho ý kiến vào tháng 4, trước khi đưa ra QH thảo luận và ra nghị quyết giám sát vào tại kỳ họp tháng 5 tới.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, quy mô vốn chủ sở hữu của các DN 100% vốn nhà nước tăng. Năm 2016, tổng vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1,398 triệu tỷ đồng, tăng 92,2% so với năm 2011, quy mô tổng tài sản là 3,053 triệu tỷ đồng, tăng 45,8% so với năm 2011.

Tổng hợp kết quả của 350 DNNN đã cổ phần hoá cho thấy bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân người lao động tăng 33%... Tiền thu được từ cổ phần hoá được quản lý chặt chẽ, thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng của quốc gia theo quy định của luật pháp.

Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN cầm chừng, hiệu suất sử dụng vốn chưa cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2011-2013. Từ giai đoạn 2014-2015, DNNN hoạt động hiệu quả hơn, nhưng tới 31/12/2016 vẫn còn DNNN kinh doanh thua lỗ.

{keywords}
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

Ngoài ra, việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, cổ phần hoá DNNN vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp tục được khắc phục bằng việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật.

Báo cáo về kết quả giám sát bước đầu tại các bộ, địa phương, DN ghi nhận các chỉ đạo của Chính phủ trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và cổ phần hoá DNNN thời gian qua.

Tuy nhiên, đoàn giám sát của QH cũng lưu ý một số bất cập như tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và nợ quá hạn của DNNN còn cao, nhiều khoản đầu tư chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân là kiểm soát nội bộ yếu và kiểm soát từ bên ngoài còn chưa theo kịp yêu cầu. Số lượng DNNN cổ phần hoá cao nhưng tỷ lệ vốn nhà nước bán ra lại thấp, xác định giá trị DN còn nhiều bất cập.

Thủ tướng: Mỗi đồng vốn của doanh nghiệp là một ‘lá phiếu’

Thủ tướng: Mỗi đồng vốn của doanh nghiệp là một ‘lá phiếu’

Chính phủ sẽ nỗ lực để bảo đảm sự thăng tiến xã hội không ngừng nhằm duy trì chuyển động của một vòng xoay tích cực và mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế chính là một “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ.

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp làm giấy phép xuất nhập khẩu chỉ vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành quá rắc rối.

Đại gia ô tô: ‘Với sự tự trọng, tôi không xin ưu đãi’

Đại gia ô tô: ‘Với sự tự trọng, tôi không xin ưu đãi’

“Với sự tự trọng, tôi không xin ưu đãi, và nghị định 116 cũng không dành ưu đãi gì cho DN trong nước”, Chủ tịch HĐQT công ty Trường Hải nói.

Bức tranh 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ đã sáng sủa hơn

Bức tranh 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ đã sáng sủa hơn

Phó Thủ tướng ghi nhận: Bức tranh của 12 dự án, nhà máy yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ ngành Công thương đã khả quan, sáng sủa hơn.

Bộ trưởng Công thương hứa xử 12 dự án thua lỗ trong 3 năm

Bộ trưởng Công thương hứa xử 12 dự án thua lỗ trong 3 năm

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết đến năm 2020 sẽ xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ và sẽ không để dự án thua lỗ mới.

Thu Hằng