Khu vực trung tâm TP.HCM vắng lặng sau một tuần thực hiện giãn cách để phòng chống dịch. Những người nghèo, bán hàng rong, lượm ve chai... vẫn đang cầm cự qua ngày và mong chờ dịch bệnh chóng qua, để sớm được trở lại cuộc sống bình thường.  

{keywords}
Trước tình hình dịch bệnh tăng nhanh, TP.HCM quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 9/7. Sau 1 tuần, số ca nhiễm Covid-19 tăng thêm gần 10.000 ca

 

{keywords}

Chỉ thị 16 quy định đóng cửa các hàng quán, dịch vụ không thiết yếu. Không tụ tập quá 2 người ở nơi công cộng. Người dân chỉ ra khỏi nhà khi có nhu cầu cấp bách, thiết yếu

 

{keywords}

Ghi nhận tại trung tâm thành phố sáng 16/7, đường phố vẫn vắng vẻ như những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội 

 

{keywords}
Đường Nguyễn Trung Trực, quận 1 vắng bóng người qua lại 

 

{keywords}
Khu vực chợ Bến Thành, quận 1 cũng trong tình trạng vắng vẻ

 

{keywords}
Các sạp ở chợ Bến Thành đã đóng cửa từ nhiều tháng nay để phòng dịch Covid-19

 

{keywords}
Khu vực phố Tây Bùi Viện không một bóng người, trái với cảnh nhộn nhịp thường ngày nơi đây

 

{keywords}
Ở phố Tây Bùi Viện xuất hiện nhiều ca nhiễm, nhiều khu phong toả nên người dân đặt rào chắn hạn chế người lạ vào hẻm để phòng dịch bệnh 

 

{keywords}
Một hẻm phong toả trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1

 

{keywords}
Anh Lâm Cẩm Hoà, quận 11, đội nắng nhặt ve chai ở Sài Gòn. Anh Hoà cho biết, mấy ngày giãn cách số lượng ve chai anh nhặt ít hơn ngày thường. Số ve chai anh nhặt được cũng chưa ai mua do dịch bệnh. Anh nhặt mỗi ngày gom lại để nhà người quen, chờ hết dịch mới bán. Sau khi anh rời khu ở thì khu nhà bị phong toả nên tối đâu anh ngủ đó, ai cho cơm thì ăn, không thì nhịn đói qua ngày. Anh nói sợ đói trước sợ dịch. 

 

{keywords}
Bà Huỳnh Sang, 77 tuổi nhà trên đường Cống Huỳnh, quận 1 cho biết, từ dịch đến giờ bà không bán buôn gì được, phải nghỉ ở nhà sống bằng tiền tiết kiệm. Chân đau nên bà cũng không đi siêu thị mua đồ ăn như mọi người được, phải nhờ người quen, con cháu phụ mua giúp.

 

{keywords}
Ông Huỳnh Văn Lâm, làm nghề đạp xích lô từ sau năm 1975. Ông cho biết, mấy hôm dịch bệnh khiến lượng khách vắng nên cứ trông chờ cơm nước từ những người quen ở xóm. Tuổi ông cũng đã cao nên việc đạp xích lô cũng không còn khoẻ như trước. "Giờ không làm thì lấy gì mà ăn", ông Lâm bộc bạch.

 

{keywords}
Đường phố vắng vẻ ở khu vực ngã Sáu Phù Đổng, quận 1

 

{keywords}
Ngã tư Hai Bà Trưng - Lê Duẩn, quận 1

 

{keywords}
Người dân xếp hàng đi siêu thị ở Coop Mart Văn Thánh, Bình Thạnh 

 

{keywords}
Các chốt kiểm soát được tái lập để kiểm tra các phương tiện di chuyển vào địa bàn trung tâm thành phố

 

{keywords}
Sau những đợt tầm soát Covid-19, quận Bình Thạnh ghi nhận nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, các chốt kiểm soát, phong toả được thiết lập để hạn chế dịch bệnh lây lan

 

{keywords}
Các dây băng quấn quanh các công viên để cấm người dân tụ tập tập thể dục 

 

{keywords}
Đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh vắng người qua lại 

Chiều 16/7, thông tin với báo chí về tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết, số ca mắc Covid-19 tử vong tại TP đã là 142 ca, chiếm 0,75% tổng số ca bệnh.

Nguyên nhân số ca tử vong những ngày qua liên tục tăng vì khả năng biến chứng nặng của chủng Delta rất nhanh. Hơn nữa, các ca tử vong đa số là người lớn tuổi, có bệnh nền. Có một vài trường hợp xuất hiện ở nhóm người ít tuổi hơn, xoay quanh nhóm 60 tuổi.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tính từ ngày 9/7 đến 6h ngày 15/7, TP có tổng cộng 9.454 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Tính từ 6h ngày 15/7 đến 6h ngày 16/7, TP ghi nhận 2.506 trường hợp dương tính với nCoV.

Phong Anh

Chủ tịch UBND TP.HCM: 7 ngày nữa phải tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng

Chủ tịch UBND TP.HCM: 7 ngày nữa phải tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng

Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại Hội nghị sơ kết 7 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn TP theo Chỉ thị 16 chiều 15/7.