XEM VIDEO:

 

Ông phân tích, khi thực hiện phương châm “ai ở đâu ở đấy” thì việc hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ duy trì tối thiểu. Bình quân giai đoạn đó chỉ có khoảng 2 nghìn doanh nghiệp hoạt động, chiếm 0,7% tổng số doanh nghiệp toàn thành phố. Tức là khoảng hơn 99% doanh nghiệp ngừng hoạt động, kéo theo người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập trong hơn 3 tháng.

“Ảnh hưởng nặng nề, dự báo năm nay tăng trưởng TP âm 5%”, ĐB Nguyễn Thiện Nhân thông tin. Để khắc phục hậu quả, ông cho biết TP đã tổ chức nhiều cuộc toạ đàm với chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học. Qua đó, xác định có 4 giải pháp cần nhanh chóng thực hiện để vực dậy kinh tế TP.HCM. 

Thứ nhất, tổng kết bài học sâu sắc bài học về Covid-19 trong 2 năm qua để thực hiện phòng chống dịch tốt hơn nữa. Đối với TP.HCM cần đưa số người nhiễm bình quân một ngày từ mức 1.000 người hiện nay xuống dưới 500 người.

Thứ hai, cần hỗ trợ người đã nhiễm Covid-19 và những gia đình có đã người mất vì Covid-19 để phục hồi sức khoẻ, có điều kiện quay trở lại làm việc.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thiện Nhân

Thứ ba, hỗ trợ thu hút trở lại hàng trăm nghìn lao động đã trở về quê. Đồng thời bổ sung đáp ứng nhu cầu lao động mới. TP đã và đang làm. Hiện số lao động còn thiếu khoảng 8%.

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Đối với việc phục hồi sản xuất kinh doanh, nguyên Bí thư TP.HCM đặt vấn đề: "Vậy doanh nghiệp đang cần gì?"

“Mặc dù kinh tế TP năm nay dự kiến tăng trưởng âm 5%, song các tiền đề vật chất tinh thần quan trọng nhất của nơi đóng góp 23% GDP cả nước vẫn còn nguyên vẹn”, ông Nhân nói.

Ông thông tin thêm, thiết bị công nghệ máy móc của 288 nghìn doanh nghiệp vẫn còn nguyên, lãnh đạo các doanh nghiệp, cán bộ, hơn 90% người lao động, hệ thống giao thông, đường, hạ tầng, các hợp đồng kinh tế, quan hệ kinh tế cơ bản vẫn còn nguyên. Trong khi đó, ý chí doanh nghiệp người dân vươn lên mạnh mẽ hơn. Vậy doanh nghiệp còn cần thiếu gì để phục hồi?

Trả lời câu hỏi này, ông Nhân cho biết sau khoảng 4 tháng ngưng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không có thu nhập, không tiền để mua nguyên liệu vật tư, để trả tiền lương, trang trải tiền điện nước, chi phí vận tải.

“Đoàn tàu kinh tế TP.HCM vẫn còn nguyên đầu tàu, các toa tàu, đường ray, trưởng tàu, lái tàu, trưởng toa, 92% nhân viên toa tàu", ông Nhân ví von và cho biết "đoàn tàu" này cần kinh phí để mua dầu, khi chạy trở lại, bán được vé sẽ có tiền trả nợ vay.

{keywords}
Khu trung tâm thành phố nhìn từ sông Sài Gòn. Ảnh: Thanh Tùng

Ông đưa ra những tính toán cho con số hỗ trợ để vực dậy 288 nghìn doanh nghiệp và 400 nghìn các hộ kinh doanh của TP.

Với thực trạng doanh nghiệp phần lớn là nhỏ và vừa, quy mô vốn là 41 tỉ đồng, 14 lao động, doanh thu mỗi năm là 27 tỉ đồng, ông Nhân cho rằng chỉ khoảng 20% doanh nghiệp tự khởi động không cần hỗ trợ nhưng còn 80% cần phải được hỗ trợ để có vốn lưu động.

“Chúng tôi dự báo 20% tự khởi động lại không cần hỗ trợ. Nhưng khoảng 80% cần hỗ trợ nhà nước. Với mức bình quân cho vay 5 tỷ cho 1 doanh nghiệp, 25 triệu hộ kinh doanh cá thể. Tổng mức vay là 440.000 tỷ đồng thì sẽ khởi động lại được", ông Nhân nói.

Đồng thời, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng hỗ trợ cho vay thông qua giảm 3% lãi suất sẽ cần nguồn lực là 28.200 tỷ đồng, cũng là phù hợp nếu so với số thuế đóng góp của doanh nghiệp mỗi năm là 277.000 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần số tiền bỏ ra thì theo ông là “đáng làm về mặt xã hội”.

Với cộng đồng doanh nghiệp cả nước, ông Nhân cũng kiến nghị dành 4% GDP hỗ trợ doanh nghiệp, nên có thể tính toán sử dụng nguồn đầu tư công chưa dùng hết trong năm nay để hỗ trợ doanh nghiệp và phòng chống dịch.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Trần Thường

Đề nghị thận trọng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2022

Đề nghị thận trọng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2022

ĐBQH cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng GDP với kỳ vọng tăng bình quân 6,5% cần đánh giá thận trọng hơn vì từ nay đến tháng 6/2022 phải có giai đoạn phục hồi, sau đó mới phát triển được.