Chiều cuối năm, người đàn ông có dáng người nhỏ bé, da ngăm đen đi lại thoăn thoắt giữa  nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh ở xã Tóc Tiên (Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu). Nhìn qua chắc nhiều người sẽ nghĩ ông Trần Ngọc Nam là một “nhà nông” chính hiệu hơn là vị tổng giám đốc của một công ty sản xuất phân bón với công suất cả ngàn tấn mỗi ngày do một tay ông thiết kế, với số vốn đầu tư lên tới gần 800 tỷ đồng. Cơ ngơi này là thành quả sau hơn 40 năm không ngừng nỗ lực của bản thân ông.

{keywords}
Ông Trần Ngọc Nam (thứ 2 từ trái sang) đi thăm vườn cam hữu cơ

Cậu bé mồ côi phải bỏ học theo ghe đi biển

Sinh ra ở vùng quê nghèo Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hồi bé ông Nam từng ước mơ sau này lớn lên làm nghề kỹ sư, bác sĩ. Năm 13 tuổi, bố mẹ ông không may qua đời, từ đó ông trở thành cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống nương tựa vào anh chị.

Lên lớp 8, vì hoàn cảnh khó khăn, chuyện học đứt gánh giữa đường, cậu bé mồ côi tự kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Vừa nghỉ học, cậu theo ghe (tàu) đi biển đánh cá mưu sinh, sống cuộc đời lênh đênh với cái nắng, cái gió chứa đầy vị mặn, nhiều lúc thấy buồn, nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Đi biển đánh cá thuê được một thời gian, cậu quyết định về đất liền làm việc làm phụ hồ, bốc vác thuê. Công việc cũng chẳng nhàn hơn, nhưng chí ít ông cũng được ở gần người thân.

“Lúc đó tôi muốn học một nghề gì đó để sau này có thu nhập ổn định hơn”. Thế nên, tiền kiếm được từ công việc phụ hồ, bốc vác ông đều chắt chịu dành dụm từng đồng để đóng tiền học nghề thợ hàn, thợ tiện.

“Có lẽ tôi có duyên với nghề cơ khí”, ông Nam kể. 17 tuổi, ông học được nghề thợ hàn, có bằng trung học phổ thông hệ bổ túc văn hoá rồi vào Vũng Tàu định cư và có công việc ổn định hơn. Với tính cách thích mày mò và sáng tạo, ông học đượcthêm nghề chế tạo máy in, máy sản xuất phân bón, cải tạo các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như: máy cấy, máy gặt, máy làm đất…

{keywords}
 

Nhớ thời còn trẻ trong một lần về thăm quê, thấy bà con mua máy cấy về nhưng không dùng được vì không phù hợp với địa hình đồng ruộng, ông Nam quyết ngồi tìm hiểu chiếc máy ấy thật kỹ. Sau 3 ngày, ông cải tạo máy thành công, giúp bà con sử dụng dễ dàng, thậm chí năng suất làm việc của chiếc máy cấy còn cao hơn trước.

Theo ông, bí quyết duy nhất chính là kinh nghiệm thực tế. Làm gì cũng phải từ thực tế, lý thuyết chỉ là một phần. Đó cũng là lý do mà giờ đây ông tự tin mình có thể kiếm sống bằng bất cứ nghề nào.

Tự thiết kế nhà máy sản xuất phân bón 4.0

Toàn bộ nhà máy sản xuất phân bón là do ông tự thiết kế, công nghệ do ông sáng tạo ra. Từ lúc hình thành ý tưởng đến lúc hoàn thiện và đưa nhà máy vào sản xuất là mấy chục năm trời ròng rã.

Ngày nghỉ, chỉ cần 4 công nhân làm việc, nhà máy vẫn hoạt động bình thường. Toàn bộ dây chuyền của nhà máy từ hệ thống tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, chuyền qua băng tải để sàng dần phân loại đến hệ thống phối trộn nguyên liệu chính, guồng quay ly tâm và đóng bao, cân định lượng cho ra thành phẩm đều tự động hóa. Nó giống kiểu công nghệ 4.0 bây giờ, chỉ ngồi một cỗ ấn nút điều khiển là xong. Do đó, nhà máy chỉ bố trí chưa đến 10 công nhân lao động để duy trì hoạt động.

{keywords}
 Giữa cánh đồng lúa hữu cơ ở Quảng Trị

Dẫn đoàn tham quan từ tỉnh Thái Bình, Quảng Trị đến dây chuyền vận chuyển phân bón ra xe tải để chở đến các đại lý tiêu thụ, ông hào hứng nói: Mỗi bao phân đều có mã riêng để kiểm soát. Khi bao phân chạy trên băng chuyền chuyển lên xe tải phía bên ngoài nhà máy sẽ phải qua một cửa có gắn “mắt thần” để lưu lại thông tin. Nhờ đó, ông có thể kiểm tra được sản phẩm của mình đang bán ở đại lý nào, hàng xuất ra vào ngày giờ nào… Điều này giúp kiểm soát sản phẩm tốt hơn, hạn chế được việc sản phẩmbị làm giả.

“Tôi mà bán công nghệ này thì chắc giàu to, thành tỷ phú lâu rồi, không phải vất vả như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đến tham quan sau đó ngỏ ý hỏi mua công nghệ với giá tiền tỷ nhưng tôi lắc đầu. Tôi muốn tập trung cho việc sản xuất hơn là trở thành người đi bán công nghệ”, ông chia sẻ.

{keywords}
Nhà máy phân bón hữu cơ 4.0 do ông Nam tự chế tạo 

Giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương

Sinh ra là con nhà nông, tuổi thơ sống trong cơ cực nghèo khó, ông hiểu hơn ai hết cái nhọc nhằn của người nông dân. Có lẽ vì thế, với ông việc giúp nông dân “chữa bệnh nghèo” còn quan trọng hơn nhận những tấm bằng cử nhân của các trường đại học trong nước, hay thậm chí là bằng cử nhân danh dự của một trường đại học tại Mỹ muốn trao cho ông.

Ông tâm sự, cuối những năm 1980, trông thấy những người thu gom chất thải ở Vũng Tàu khá vất vả bằng các phương tiện còn thô sơ, ông muốn chế tạo ra một loại máy tự động giúp giảm tối đa ngày công, tránh độc hại cho người lao động.

Từ trăn trở đó, ông nảy ra ý tưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, giúp nông dân nhanh chóng làm giàu mà không gánh chịu hệ lụy tác động từ môi trường…

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng đất có đa dạng nguồn nguyên liệu hữu cơ như phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, bùn sinh khối từ nhà máy xử lý các chất thải lỏng sinh hoạt, kết hợp bã bùn, bã đậu, bã cà phê, mật mía, phân gà, phân heo, phân bò... Tất cả nguyên liệu đều thu gom, tập trung xử lý, chuyển hóa qua hệ thống thủy phân với sự tham gia của tập đoàn vi sinh vật hữu ích đảm bảo hữu cơ được phân giải tối đa, sản sinh chất men trong thành phần phân hữu cơ.

{keywords}
 

Đáng quan tâm nhất là nguồn nguyên liệu được ủ dưới hầm sâu 9m bằng một quy trình phân giải khác biệt. Tùy vàotừng thành phần nguyên liệu mà quy trình ủ có thể kéo dài từ 1-4 năm mới đạt yêu cầu chất lượng. Bởi vậy, khi nguyên liệu đưa vào nhà máy phối trộn sản xuất đã hoàn toàn làm sạch tạp chất, thân thiện với môi trường. 

“Tôi mất gần 30 năm luyện con men bồi bổ đất để cho ra đời phân bón hữu cơ sinh học thương hiệu Obi - Ong Biển. Trong đó, tôi đã trải qua nhiều lần thất bại, mất trắng đến gần 400.000 USD tiền đầu tư. Nhưng nhìn hình ảnh người nông dân nghèo tôi lại có thêm động lực phấn đấu và cuối cùng cũng thành công, làm ra loại phân bón hữu cơ với nguyên lý chỉ cần “bón phân – tưới nước”, ông nói.

Giờ đây, giấc mơ “chữa bệnh nghèo” cho người nông dân đã thành hiện thực. Những trụ tiêu, gốc cà phê, ruộng lúa trở nên xanh tốt, cho mùa bội thu bằng công nghệ “bón phân – tươi nước” mà không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học của ông. Thế nhưng, điều đó là chưa đủ. Ông muốn hàng triệu, hàng triệu người nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, làm ra được những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng.

Vậy nên, hành trình của ông Trần Ngọc Nam vẫn cứ tiếp tục, từ tỉnh này sang tỉnh khách, từ Nam ra Bắc… bám sát ruộng vườn, cùng bà con tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị hơn.

90 giờ cân não cứu sống cây trường xanh trong Khu di tích Phủ Chủ tịch

90 giờ cân não cứu sống cây trường xanh trong Khu di tích Phủ Chủ tịch

Cây trường xanh quý hiếm trong Khu di tích Phủ Chủ tịch bị sâu đục thân ăn rỗng, tỷ lệ sống chỉ còn 10% thế nhưng “phù thủy cây” đã làm nên kỳ tích trong 90 giờ nghẹt thở. 

Bảo Hân