VKSND Tối cao quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT bổ sung một số vấn đề.

Cụ thể, đối với việc xử lý hậu quả việc làm, cấp bằng giả, yêu cầu đơn vị chủ quản xem xét, xử lý trách nhiệm đảng viên, công chức, viên chức đối với 193 trường hợp được cấp bằng không đúng quy định.

Trong số 193 văn bằng giả đã cấp, Cơ quan ANĐT Bộ Công an mới thu giữ 67 văn bằng gốc, yêu cầu tiếp tục thu hồi 126 văn bằng còn lại để xử lý theo quy định.

Đối với 60 trường hợp sử dụng bằng giả, đến nay mới xác định được 25 trường hợp (trong đó 22 trường hợp đã rút hồ sơ và dừng chương trình nghiên cứu sinh khi CQĐT khởi tố vụ án, 1 trường hợp xin thôi học Thạc sỹ, 1 trường hợp xin rút kết quả thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp công chức đã nghỉ việc).

{keywords}
Trường Đại học Đông Đô

Còn lại 35 trường hợp, cần xác định rõ đã sử dụng bằng giả như thế nào để yêu cầu xử lý theo pháp luật.

Theo VKSND Tối cao, cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý hậu quả 60 trường hợp đã sử dụng bằng giả để thi tuyển công chức, bảo vệ luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và sử dụng vào những việc khác.

Trong đó, ngoài xử lý việc dùng bằng giả, cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức khi sử dụng bằng giả.

Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu trên thực hiện nghiêm túc và thông báo kết quả xử lý bằng văn bản trước khi kết thúc điều tra, để có căn cứ xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.

VKSND Tối cao cũng yêu cầu xác định số tiền học phí mà Trường Đại học Đông Đô đã thu của các trường hợp được cấp bằng giả là bao nhiêu? CQĐT mới xác định được 16 trường hợp nộp học phí với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.

Theo VKSDN Tối cao, cần lập danh sách cụ thể số học viên được cấp bằng giả đã nộp học phí. Xác định tổng số tiền học phí đã thu, tổng số tiền đã chi, để từ đó có căn cứ xác định việc thu lợi bất chính từ việc cấp bằng không qua đào tạo.

Yêu cầu làm rõ thêm hành vi của một số bị can

VKSND Tối cao cho rằng, Bộ Công an kết luận bị can Nguyễn Thị Ngọc Thái (cựu cán bộ Trường Đại học Đông Đô) phải chịu trách nhiệm đối với 10 trường hợp được cấp bằng giả theo danh sách đề nghị in bằng ngày 22/5/2018.

Tuy nhiên, hồ sơ thể hiện, ngoài 10 trường hợp hợp trên còn 6 trường hợp đã được cấp bằng giả gồm: Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Kỳ, Bùi Xuân Dương, Phạm Đình Quang, Nguyễn Văn Trung và Trần Việt Tuấn.

Cần điều tra và kết luận rõ Thái có trách nhiệm đối với các trường hợp được cấp bằng giả trên không?

Ngoài ra, hồ sơ còn thể hiện việc bị can Thái nhắn tin qua Zalo cho Phạm Văn Thùy (cựu cán bộ Trường Đại học Đông Đô) danh sách các học viên, trong đó có nhiều trường hợp đã được cấp bằng giả.

Do vậy, cần điều tra, kết luận rõ bị can Thái có trách nhiêm đối với các trường hợp được cấp bằng giả nêu trên không?

VKSND Tối cao cũng yêu cầu CQĐT xác định hành vi của bị can Trần Ngọc Quang (Phó Trưởng phòng Đạo tạo và Quản lý sinh viên).

Hồ sơ thể hiện ông Quang ký 73 bảng điểm hợp thức kết quả học tập, ký nháy trên 42 văn bằng, nhưng CQĐT chỉ quy kết ông Quang phải chịu trách nhiệm đối với 42 trường hợp.

Việc ký bảng điểm, khóa học không đúng là một trong những công đoạn để hợp thức hồ sơ cấp bằng giả. Do vậy, phải làm rõ trách nhiệm của Quang đối với 31 trường hợp còn lại...

Theo VKSND Tối cao, danh sách thu giữ tại Trường Đại học Đông Đô, có tổng số 626 trường hợp được cấp văn bằng 2 tiếng Anh, CQĐT đã làm rõ 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo.

Cần xác định rõ những trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo của từng lần cấp bằng giả và từng bị can phải chịu trách nhiệm về việc làm giả đối với các trường hợp cụ thể nào?

Dùng bằng giả trường Đại học Đông Đô bảo vệ luận án tiến sỹ

Dùng bằng giả trường Đại học Đông Đô bảo vệ luận án tiến sỹ

Đối với 193 người được trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 55 trường hợp sử dụng xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ.

T.Nhung