- Mới đây, dư luận xôn xao về việc "đại gia" Vũ Xuân Lai vào tận ngân hàng SHB Khánh Hòa đòi gửi 10.000 tỷ đồng và càng bất ngờ hơn khi biết "đại gia" Lai chỉ là người bán kính mắt.


TIN BÀI KHÁC

Buộc thôi việc thầy giáo đánh học sinh, thách thức công an
Tổng thống Sudan ăn cắp 9 tỉ USD từ công quỹ?
Xe biển xanh đi...bẻ ngô

 

Ông Vũ Xuân Lai (sinh năm 1957, thường trú tại khu tập thể 13, khóm 6, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) chỉ là người bán kính. Và việc ông Lai vào tận ngân hàng SHB Khánh Hòa (Ngân hàngTMCP Sài Gòn- Hà Nội) gửi tiết kiệm 10.000 tỷ đồng khiến cán bộ công an xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội bất ngờ- thông tin trên báo ĐSPL

Báo này dẫn lời một cán bộ công an xã Đông Ngạc: "Ông Lai sức khoẻ tốt, không có biểu hiện gì về tâm thần". Ở địa phương ông Lai sống rất thân thiệt với mọi người, bà con lối xóm rất quý vợ chồng ông. Chính vì thế mà cửa hàng bán kính mắt của vợ chồng ông Lai trên đường 69 rất đông khách ghé thăm và mua đồ.

Được biết, ông Lai chỉ là người môi giới, số tiền gửi 10.000 tỷ trên là của một đại gia khác. Nếu phi vụ môi giới này thành công, ông Lai sẽ được nhận một phần hoa hồng xứng đáng.

Trước đó, hôm 13/12 nhiều báo đã đồng loạt đưa tin ông Trương Ngọc Nguyên, Giám đốc SHB Khánh Hòa đến công an thành phố Nha Trang, Khánh Hòa trình báo sự việc đầu tháng 11-2010 khi ông Vũ Xuân Lai đến SHB Chi nhánh Khánh Hòa đặt vấn đề có một tổ chức tài chính quốc tế đồng ý cho phía Việt Nam vay ưu đãi một khoản tiền tương đương 10.000 tỉ đồng để thực hiện dự án kinh tế.

Ông Lai giải thích, đây là tiền vốn vay ODA của nước ngoài, đơn vị nhận vốn chưa sử dụng nên gửi ngân hàng với điều kiện quy định là lãi suất tiền gửi không được cao hơn lãi suất vay từ nguồn vốn ODA. Ông Lai chỉ yêu cầu nhận lãi suất 35% trong 10 năm (chưa đến 3%/năm). Trong khi đó, ngân hàng này đang huy động tiền gửi với lãi suất 12%/năm.

Tuy nhiên, ông Hồ Quang Minh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT đã khẳng định đây là dấu hiệu của một vụ lừa đảo nghiêm trọng. "Không thể có một ai, hay một tổ chức nào của ta có thể có đến 10.000 tỉ đồng vốn ODA để đem đi gửi tiết kiệm được"- thông tin trên báo NTNN.

Sau đó, vào ngày 16/12 ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB đã đưa ra quyết định đình chỉ chức vụ của Giám đốc SHB Khánh Hòa cùng các nhân viên liên quan, cử người thay thế và đảm bảo hoạt động bình thường ở chi nhánh này.

Ông Lê nói: “Rất tiếc, anh Nguyên đã để nhân viên dưới quyền thực hiện tiếp xúc, giao dịch, nên xảy ra sự cố. Tuy nhiên SHB đảm bảo an toàn tuyệt đối trong toàn hệ thống, không mất dù chỉ một đồng sau vụ việc này. Sổ tiết kiệm khống đã nói đến chưa phát sinh giá trị bởi chưa có giao dịch trên hệ thống, chưa qua thu chi tiền mặt, chưa có các chứng từ xác nhận số tiền”, ông Lê nói cùng với khẳng định là SHB không có chế độ trích hoa hồng qua thỏa thuận với khách hàng như trường hợp trên trong hoạt động hiện nay- thông tin trên báo Kinh tế Việt Nam.

L.T (Tổng hợp)