"Lãnh đạo quốc gia phải làm sao kết tinh được tinh hoa, trí tuệ của dân tộc vào thời đại. Họ phải là người có tầm nhìn, bằng hành động để dẫn dắt, thúc đẩy cả một cộng đồng xã hội."

Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với GS. Hoàng Chí Bảo,Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương.

Phân tích động thái phát triển, người ta thường nhìn vào ba động lực: nền tảng chiến lược, thiết kế chiến lược, và phối thuộc thực thi. Lấy ba động lực đó làm cơ sở đánh giá, ông có suy nghĩ gì về câu chuyện của chính Việt Nam chúng ta?

Công cuộc ĐỔI MỚI do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng đã đi qua chặng đường 30 năm. Trong 30 năm đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn.

{keywords}

GS. Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương: "Có những liên minh rất ma quái về vấn đề lợi ích mà Đảng ta gọi là lợi ích nhóm."

Về mặt lý luận, có hai bước ngoặt đột phá liên quan đến vấn đề tư duy chiến lược.

Thứ nhất, phải giải phóng cho được lực lượng sản xuất lạc hậu do cơ chế chính sách cũ kéo dài đang trở thành rào cản cho sự phát triển.

Ví dụ cơ chế khoán trong nông nghiệp. Điều này đã giải tỏa một số cản trở trước đây, đặt người nông dân vào vai trò chủ thể và từ đó tạo ra sinh khí mạnh mẽ cho sản xuất kinh doanh ở nông thôn.

Nhưng vì sao lúc đó người nông dân hết lòng ủng hộ nghị quyết này như vậy? Vì nó đụng đến lợi ích của họ. Họ nhận thấy lợi ích của họ được thỏa mãn từ những quyết sách đúng của đảng.

Thực tế này chứng minh rằng mọi lí luận, mọi đường lối chính sách của đảng và nhà nước nếu phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của người dân thì tự nó sản sinh ra sức mạnh như là một động lực. Đó là điều căn bản để chúng ta tính đến việc xây dựng hoàn chỉnh lý luận đổi mới của Việt Nam tức cũng là lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, trước đây chúng ta chỉ làm ăn cùng hệ thống Xô Viết. Các nhà lý luận gọi đó là kiểu phát triển đơn trị tuyến tính. Chưa kể có khi còn rơi vào cực đoan, biến mình thành một ốc đảo, không mở cửa, không tiếp nhận phần khác của thế giới ngoài chủ nghĩa xã hội.

Sau đó, chúng ta đã làm quen với quan niệm mới là, phát triển của mỗi một quốc gia dân tộc luôn nằm trong xu thể phát triển chung của thế giới. Cần có hợp tác song phương và đa phương để tìm kiếm các ngoại lực hỗ trợ phát huy nội lực để phát triển. Điều này phù hợp với xu thế toàn cầu hóa với bối cảnh hội nhập mà Đảng ta đang chủ động, tích cực hội nhập thế giới.

Không thể phủ nhận công cuộc Đổi Mới dưới sự lãnh đạo của Đảng ta sau 30 năm qua đã đưa Việt Nam ra với thế giới. Tuy nhiên chúng ta còn có thể tiến xa hơn nữa nếu….

Sau 10 năm đầu của đổi mới, ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng. Thành công của Đảng là đã giải quyết được khủng hoảng kinh tế- xã hội, không để nó lan tỏa vào khủng hoảng chính trị như các nước Liên Xô và Đông Âu. Có giữ được ổn định thì mới tiến lên để phát triển. Đấy là một thành công nhờ sự dẫn dắt của tư duy lý luận mới.

10 năm sau đó chúng ta cũng đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước phát triển trung bình thấp trên thế giới. Chúng ta luôn phải đối mặt với sức ép của thế giới, vì họ ở trình độ rất cao mà chúng ta thì có xuất xuất phát thấp. Làm thế nào để mặt bằng chung đạt được mà lại tiến kịp với xu thế chung của thế giới là cả một thách thức trước mắt.

Xem ra hành trình đi tới phồn vinh luôn gập ghềnh, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, phải tiếp tục ĐỔI MỚI vì chẳng có gì tự dưng mà có, đúng không ạ?

Trước hết cũng vẫn là ĐỔI MỚI tư duy. Đảng ta đã xác định từ đầu là đổi mới tư duy là tiền đề để đổi mới hành động. Chỉ có thay đổi được cách nghĩ thì mới thay đổi được cách làm.

Nhìn nhận sòng phẳng thì ta vẫn đang đứng trước một yêu cầu bức xúc là phải đổi mới tư duy mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, như Đảng ta đã nói trong chiến lược kinh tế- xã hội.

Xin ông nói cụ thể hơn. Đổi mới tư duy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa ở đây có thể hiểu thế nào?Chúng ta đã đổi mới tư duy về kinh tế rồi. Cái ĐỔI MỚI như ông vừa đề cập có gì khác biệt, hay vẫn đúng như cách chúng ta đã làm 30 năm về trước?

Thứ nhất, đồng bộ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Và chúng ta cũng không đồng nhất giản đơn là chính trị chỉ là hệ thống chính trị, hệ thống chính trị chỉ là hệ thống các thiết chế cụ thể là đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.

Chính trị rộng hơn hệ thống chính trị rất nhiều, vì nó còn đi vào lĩnh vực thể chế, chính sách, các phân bổ nguồn lực và đặc biệt nó phân định thẩm quyền, trách nhiệm, chức năng giữa các chủ thể, các bộ máy cấu thành hệ thống chính trị.

Thứ hai, Đảng ta thừa nhận, năng lực dự báo của ta còn yếu và thấp nên nhiều khi bị động trước những biến đổi của tình hình. Mà như chị biết đấy, các biến đổi đó diễn ra vô cũng mau lẹ. Nếu tới đây, chúng ta không cải thiện năng lực dự báo, để thiết kế thành các kịch bản và lường trước khả năng thì chúng ta khó có thể chủ động. Những cái đó đòi hỏi năng lực, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo.

Điều này liên quan tới chất lượng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Lãnh đạo quốc gia phải làm sao kết tinh được tinh hoa, trí tuệ của dân tộc vào thời đại. 

{keywords}

Lãnh đạo quốc gia phải làm sao kết tinh được tinh hoa, trí tuệ của dân tộc vào thời đại. 

Họ phải là người có tầm nhìn, bằng hành động để dẫn dắt, thúc đẩy cả một cộng đồng xã hội. Trước đòi hỏi của thực tiễn, rõ ràng, công tác cán bộ của ta cũng cần tiếp tục đổi mới.

Thứ ba, phải chú trọng vấn đề dân chủ. Dù dân chủ là một thành tựu nổi bật trong quá trình ĐỔI MỚI, nhưng so với yêu cầu phát triển thì câu chuyện về vấn đề dân chủ của chúng ta vẫn còn phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa từ thể chế nhà nước pháp quyền, từ hệ thống luật thậm chí cả các chế tài

Phải có dân chủ thực chất, phải vượt qua được dân chủ hình thức, vượt qua tình trạng vi phạm dân chủ thì chúng ta mới có thể chống được tham nhũng, đã tồn tại quá lâu dài ở Việt Nam.

Đặc điểm nền chính trị nước ta là nền chính trị nhất nguyên và một đảng duy nhất cầm quyền. Theo ông, làm thế nào để một đảng duy nhất ấy cầm quyền mà không bị tha hóa về quyền lực, không bị biến dạng về quyền lực tức là không cản trở sự phát triển của dân chủ, và chống được tham nhũng như ông vừa nói?

Đảng duy nhất lãnh đạo cầm quyền mà vẫn phát triển được dân chủ thực chất là thử thách đòi hỏi bản lĩnh rất cao của đảng.

Ông suy nghĩ gì về các nhóm lợi ích ở Việt Nam?

Có những liên minh rất ma quái về vấn đề lợi ích mà Đảng ta gọi là lợi ích nhóm.

Giờ có cả tham nhũng trong chính sách, tham nhũng trong chính trị chứ không chỉ có tham nhũng trong kinh tế. Tham nhũng giờ không phải là tham nhũng vặt mà là tham nhũng lớn, không chỉ tham nhũng cá biệt mà còn thành cả hệ thống. Điều này rất nguy hiểm, vì nó thách thức sự phát triển đúng hướng của ĐỔI MỚI, thách thức sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Một học giả (GS Trần Văn Thọ, Nhật Bản) mới đây đã công bố tư liệu về 9 vạn người Hàn Quốc sang Việt Nam làm ông chủ và 9 vạn người Việt Nam sang Hàn Quốc làm thuê. Ông có suy nghĩ gì về nghịch lý này?

Cần quyết bài toán về trình độ phát triển kinh tế, phải chủ động đón trước kinh tế tri thức. một nền kinh tế dựa vào chất xám, dựa vào thông tin, dựa vào khoa học công nghệ là những chỗ ta còn đang yếu.

Thời cơ đến rất nhanh và cũng trôi đi rất nhanh, nếu bỏ lỡ thời cơ thì nhiều khi không bao giờ gặp lại nữa. Đấy là câu chuyện của phát triển. Nếu thời cơ đến mà anh tận dụng được, có hiệu quả thì thách thức sẽ giảm đi, còn nều thời cơ bị bỏ lỡ thì thách thức sẽ tăng lên. Nó cộng hưởng với thách thức vốn có lại nảy sinh với thách thức mới thì càng sinh ra áp lực gay gắt.

Đây cũng là điều mà nhân dân ta kỳ vọng vào những quyết sách Đảng ta sẽ đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ XII, khi bàn thảo và xem xét đường lối phát triển đất nước như thế nào trên con đường mới, trong chặng đường mới.

Còn tiếp…

  • Lan Anh thực hiện