Tỷ số giới tính khi sinh phản ánh sự cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra. Tỷ số này ở mức sinh học thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái.

Hiện mức chênh lệch tỷ số này ở Việt Nam rất đáng báo động, ở mức 111,8/100. Nếu tiếp tục đà chênh lệch cao như hiện nay, dự báo, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó.

Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Nam giới trẻ bị dư thừa, có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời, trì hoãn hôn nhân hoặc sống độc thân. 

1. Năm 2023, trong các vùng kinh tế - xã hội, vùng nào có mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh cao nhất?

  • Đồng bằng sông Hồng
    0%
  • Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
    0%
  • Trung du và miền núi phía Bắc
    0%
Chính xác

Năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 113,2 bé trai/100 bé gái. Con số này thấp hơn 2,1 điểm phần trăm so với thống kê năm 2022. 

Trung du và miền núi phía Bắc năm 2023 ghi nhận mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước, với 115,3/100. Đây là vùng liên tục có tỷ số này ở mức cao, năm 2022, con số này là 113,4/100, năm 2021 là 114,1/100.

Vùng có mức chênh lệch thấp nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long (107,9/100), tiệm cận mức cân bằng tự nhiên. 

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại một hội thảo giữa tháng 6/2023, cả nước có 21 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi cao hơn mức trung bình cả nước (cao trên 112). Năm 2022, một số địa phương có tỷ số này cao như Sơn La (117), Nghệ An (116,6), Hà Nội (112)…

2. Mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh lên cao nhất vào năm nào trong 5 năm gần đây?

  • 2021
    0%
  • 2022
    0%
  • 2019
    0%
Chính xác

Từ năm 2019 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam luôn ở mức cao báo động. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2021, tỷ số này là 112/100, cao nhất trong 5 năm. Năm 2023, con số này là 111,8/100. 

3. Tỷ lệ đàn ông ở vùng nông thôn nhiều hơn thành thị, đúng hay sai?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Hiện tỷ số giới tính của dân số Việt Nam là 97,8 nam/100 nữ, nghĩa là số đàn ông ít hơn phụ nữ. 

Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này là 99,2/100; trong khi ở thành thị, con số này chỉ là 95,5/100.

Tỷ lệ giới tính dân số giữa nam/100 nữ ngày càng giảm. Liên tục từ năm 2019 - 2022, con số này là 99,1-99,5/100, nghĩa là nam - nữ xấp xỉ nhau, nhưng nay mức chênh lệch đã lớn hơn.

Tương tự, ở nông thôn, liên tục từ 2019-2022, nam giới luôn nhiều hơn phụ nữ (từ 100,2-100,4 nam/100 nữ), nhưng năm 2023 chứng kiến lần đầu tiên nam giới ít hơn nữ.

4. Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở thành thị hay nông thôn cao hơn?

  • Thành thị
    0%
  • Nông thôn
    0%
Chính xác

Ở khu vực thành thị, tỷ số giới tính khi sinh năm 2023 là 109,8 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Trong khi đó ở nông thôn là 112,7/100.

Ở nông thôn, mức độ dư thừa nam giới có xu hướng cao hơn thành thị. Năm 2020-2022, tỷ số này dao động từ 113-113,9/100.

Ở thành thị, tỷ số giới tính khi sinh dù cao hơn mức bình thường nhưng tính mất cân bằng "nhẹ nhàng" hơn so với nông thôn. Năm 2022, con số này là 107,2 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.

5. Vùng nào trên cả nước nam giới đông hơn nữ?

  • Tây Nguyên
    0%
  • Trung du và miền núi phía Bắc
    0%
  • Đồng bằng sông Hồng
    0%
Chính xác

Tây Nguyên hiện có tỷ số giới tính chung ở mức 100,2 nam/100 nữ. Đây là vùng duy nhất trên cả nước nam giới đông hơn nữ, năm 2023.

Tuy nhiên, trong vùng này, có 2 trên 5 tỉnh có nữ nhiều hơn nam, đó là Gia Lai và Lâm Đồng.