“Tôi biết người Việt Nam luôn hướng về phía trước một cách đáng ngạc nhiên, và thực sự chúng tôi rất tự hào được tham gia vào các hoạt động kỉ niệm và nhìn về tương lai, được chứng kiến hai nước cùng thiết lập mối quan hệ bạn bè hữu nghị” Nhạc trưởng Rohan Smith.

LTS: 2015 là năm đặc biệt kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ .Thật có ý nghĩa khi mở đầu cho năm quan trọng này bằng chuyến thăm và biểu diễn của Học viện Philippe Exeter từ ngày 8/03. Trong đó sẽ có một chương trình hòa nhạc lớn phối hợp với Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam diễn ra vào ngày 11/03 với sự tham dự của Đại sứ Mỹ Ted Osius. VietNamNet có cuộc trò chuyện với ông Rohan Smith là Giám đốc dàn nhạc và ban nhạc thính phòng tại học viện về ý nghĩa của sự kiện này.

Người Việt Nam luôn hướng về phía trước

Ông có thể chia sẻ ý nghĩa của thông điệp “Hòa bình và Sáng tạo” mang đến cho Việt Nam trong hành trình này?

Sứ mệnh của chuyến đi đến VN là giao lưu văn hóa.Chúng tôi muốn kết nối với người Việt Nam, các nhạc sĩ và đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam có thể gặp gỡ nhau thông qua âm nhạc.Điều mà chúng ta lúc nào cũng mong muốn đó là tận dụng những cơ hội như vậy để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi nguyên nhân dẫn đến những xung đột thực sự là do thiếu sự tiếp xúc với nhau. Vì thế khi chúng ta mang mọi người đến bên nhau và giúp họ hiểu biết lẫn nhau hơn sẽ tạo nên hòa bình.

Thông điệp “Hòa bình và Sáng tạo” xuất phát từ ý tưởng những nhà lãnh đạo trẻ. Bởi họ chính là những người có nhiều sáng kiến mới cho tương lai. Một số vấn đề mà chúng ta phải quan tâm như kinh tế, những ý tưởng công nghệ mới… và khi có những người trẻ tiếp xúc với nhau sẽ tạo nên những sáng tạo đột phá, xây dựng những ý tưởng mới cho tương lai.

{keywords}
Nhạc trưởng Rohan Smith

2015 là một năm đánh dấu mốc quan trọng kỉ niệm 20 năm quan hệ Việt – Mỹ. Đây cũng là một trong những hoạt động góp phần vào dấu mốc quan trọng này, thưa ông?

Chúng tôi rất háo hức và tự hào vì thấy thật sự rất may mắn được tham dự vào các hoạt động kỉ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Bản thân tôi lớn lên tại Úc vào những năm 60. Đó có lẽ là quãng thời gian tồi tệ trong quan hệ giữa Úc với Mỹ và Việt Nam. Tôi biết người Việt Nam luôn hướng về phía trước một cách đáng ngạc nhiên, và thực sự chúng tôi rất tự hào được tham gia vào các hoạt độngkỉ niệm và nhìn về tương lai, được chứng kiến hai nước cùng thiết lập mối quan hệ bạn bè hữu nghị.

Học viện Phillips Exeter Academy (PEA) là một ngôi trường lâu đời ở Mỹ, có tầm cao về giáo dục thu hút được nhiều sinh viên xuất sắc từ khắp nước Mỹ và thế giới (Mark Zuckerberg, Tổng Giám đốc Facebook là cựu học sinh của trường).

Ngoài ra còn một số điều cũng thực sự quan trọng đó là những thanh niên Mỹ mà chúng tôi đưa đến đây có thể học được từ người Việt sự lạc quan và tràn đầy năng lượng.Bởi Việt Nam là một quốc gia đặc biệt tràn đầy lạc quan và năng lượng.Mặt trời của Đổi mới ở Việt Nam thực sự là một bài học cho những quốc gia khác.Đó chính là mặt rất tích cực của Việt Nam.

Hiện chúng tôi có sinh viên người Việt Nam rất giỏi.Chúng ta dành rất nhiều thời gian tập trung vào ngôn ngữ. Đáng ra điểm bắt đầu sau chiến tranh nên là những dự án như thế này. Đây là một trong những kinh nghiệm giáo dục quý giá nhất.Nói thêm với ý tưởng Đổi mới, thứ mang lại cho chúng tôi những ý tưởng mới về sự giao tiếp, năng lượng, biến đổi khí hậu.Để làm được những điều này chúng ta phải học cách hiểu lẫn nhau trên khắp thế giới.

Bằng cách nào để âm nhạc cổ điển trở thành cầu nối giữa hai quốc gia Mỹ và Việt Nam, thưa ông?

Chúng tôi muốn mang đến một chương trình thể hiện được hết những gì tinh túy nhất của âm nhạc Mỹ, đó là nhạc cổ điển, và những gì tinh túy nhất của nhạc cổ điển. Và tin rằng những cảm nhận tuyệt vời nhất chính là trong âm nhạc.

Đây là một ý tưởng rất đẹp, đó là chung sống cùng nhau. Những ca từ nói về việc hãy làm những gì tốt nhất chúng ta có thể.Ai cũng đều biết rằng chúng ta khác nhau ở một số điểm nào đó, nhưng chúng ta có thể làm việc cùng nhau, chung sống cùng nhau và cùng tạo nên một thế giới tốt đẹp nhất.

Một xã hội lành mạnh sẽ có một nền nghệ thuật lành mạnh

Âm nhạc cổ điển dường như vẫn còn nhiều khoảng cách đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Ông có thể chia sẻ những hữu ích của âm nhạc cổ điển đối với các bạn trẻ và tầm quan trọng của âm nhạc cổ điển với thế giới, thưa ông?

Có rất nhiều điều trong nhạc cổ điển. Điều đầu tiên có thể nói, nhạc cổ điển không phải là để thư giãn, vui vẻ, giải trí. Nhiều thứ âm nhạc tuyệt vời chỉ để thư giãn, nhưng nhạc cổ điển là ngôn ngữ của âm thanh, mang đển những cảm xúc rất sâu sắc như buồn, vui... mọi sắc thái cung bậc cảm xúc của con người. Và người nhạc sĩ vĩ đại của bất kì nền văn hóa nào đều cố gắng để đạt đến sự thấu hiểu những phần sâu sắc này của con người. Thực tế rằng âm nhạc không hề sử dụng từ ngữ, âm nhạc chỉ là âm thanh, vì thế nó kết nối một cách rất trực tiếp.

Điều thứ hai đó là trong giáo dục, âm nhạc đòi hỏi sự học tập trong nhiều năm từ khi còn là một đứa trẻ, và phải sử dụng rất nhiều trí nhớ. Thực tế phải kết hợp rất nhiều khả năng của con người. Tầm quan trọng của nó được rất nhiều người trên khắp thế giới nhìn nhận.

Nhạc cổ điển ngày nay được giảng dạy ở rất nhiều nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc, ở rất nhiều nước châu Âu từ xa xưa. Dường như nó rất gần với môn Toán, đó là sự liên kết giữa thi ca và ngôn ngữ.Đó là một ngôn ngữ chung của toàn thế giới.Chúng ta có thể lạc quan về tương lai của âm nhạc với giới trẻ.

Vậy theo ông, vai trò của âm nhạc trong việc xây dựng tình hữu nghị, hòa bình và an ninh trên toàn cầu thế nào?

Một điều rất thú vị đó là những nghệ sĩ như nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ, diễn viên... thường là những người đầu tiên thiếp lập các mối liên hệ vượt tầm nhìn, họ còn là những người đầu tiên phá rào cản.Chúng ta đã từng không hiểu lẫn nhau.Họ vượt qua những rào cản chính trị bởi nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Từ đó, âm nhạc đã thực sự mở cửa trái tim mỗi người. Ngay khi con người thiết lập các mối quan hệ cá nhân, sẽ giúp tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau.

Bởi vậy tôi tin rằng sự trao đổi âm nhạc, văn hóa giữa các nước là cần thiết để thúc đẩy hòa bình, sự hiểu biết lẫn nhau và an ninh. Chúng ta càng giao lưu nhiều, sẽ càng khó phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập bởi người ta đã quan tâm đến nhau nhiều hơn.Khi bạn có một xã hội lành mạnh, bạn sẽ có một nền nghệ thuật lành mạnh.

Âm nhạc truyền thống Việt Nam đặc biệt là âm nhạc dân gian được nhìn nhận là có giá trị và bản sắc riêng, theo ông làm thế nào để quảng bá được ra thế giới?

Rất thú vị vì Việt Nam là một đất nước của tương lai, đồng thời cũng có lịch sử rất lâu đời.Với âm nhạc Việt Nam mà tôi từng nghe thực sự đã bình thường hóa những điều đặc biệt.Thông qua những nhạc cụ truyền thống mà tôi không thể nhớ tên ở đây yêu cầu người chơi phải có kĩ năng rất giỏi để chơi được nhạc cụ. Và những nhạc cụ Việt mô phỏng theo giọng con người một cách rất tuyệt. Điều tuyệt vời này có thể được các nhạc sĩ phương Tây và quốc tế học tập, bao gồm cả các nhạc sĩ Mỹ.

Trên thực tế tôi từng làm việc với các nhạc sĩ Việt Nam tại Mỹ. Nhạc truyền thống so với nhạc được trình diễn bởi dàn nhạc. Hi vọng rằng các nhà soạn nhạc của chúng tôi có thể học được nhiều hơn về âm nhạc Việt Nam và có thể chơi chúng. Một phần của chương trình là các ca khúc Việt Nam được chơi trong buổi hòa nhạc. Chúng tôi chơi các bản nhạc Việt Nam khác nhau ở mọi nơi khác nhau mà  mình đặt chân đến.

Xin cảm ơn ông cuộc trò chuyện này!

Chương trình biểu diễn sẽ bắt đầu với nhạc Mozart bởi Mozart là một thiên tài âm nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại và âm nhạc của ông có tính ảnh hưởng toàn cầu. Bản nhạc tên là Motet - Veni Sancte Spiritus, K. 47 được viết trong thế kỷ 18 và có một bộ phim về khả năng tâm linh, sự lạc quan, và mở cửa tâm hồn với vẻ đẹp của thế giới.

Bản nhạc kết thúc chương trình sẽ được soạn bởi một nhà soạn nhạc người Mỹ Leonard Bernstein, từ vở opera Candide của ông. Vở opera Candide nói về một thế giới tốt đẹp nhất có thể, việc tạo nên một thế giới mới, sự lạc quan, hài hước và cũng rất triết học. Bản nhạc thứ hai là Unicornis Captivatur và bản nhạc cuối cùng quan trọng nhất, nó mang một thông điệp cho tương lai giữa Việt Nam và Mỹ.

Lan Anh