Doanh nghiệp và nhà nước chung tay làm bệnh viện

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM (HBA) cho biết, hiệp hội đã kiến nghị thành phố cho phép xây dựng bệnh viện dã chiến tại các Khu chế xuất - Khu công nghiệp (KCX-KCN).

Theo đó, Công ty Sepzone Linh Trung đang cùng một số nhà đầu tư đề xuất với Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP, cho phép xây dựng bệnh viện dã chiến để chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Địa điểm được chọn là KCX Linh Trung với 2 nhà xưởng có sẵn 1.800 m2. Các trang thiết bị y tế và vận hành cần sự chung tay đóng góp từ nhiều phía, đây có thể là mô hình điểm cho nhiều khu thực hiện.

{keywords}
Tiêm vắc xin cho doanh nghiệp "3 tại chỗ"

Trong văn bản gửi tới lãnh đạo UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan ngày 6/8, HBA nêu dẫn chứng thực tiễn từ việc UBND tỉnh Tây Ninh đã cho triển khai thực hiện mô hình “Bệnh viện dã chiến” trong KCN.

Cụ thể, Bệnh viện dã chiến tại KCN Thành Thành Công (TTC) huyện Trảng Bàng với quy mô 600 giường. TTC giao nhà xưởng có sẵn để thực hiện, tỉnh vận động được Tập đoàn SunGroup tài trợ toàn bộ trang thiết bị y tế, và bệnh viện do cơ quan y tế tỉnh vận hành.

Bệnh viện dã chiến tại KCN Phước Đông, Công ty đầu tư hạ tầng giao 1,5 ha đất sạch. Tỉnh đầu tư xây dựng, trang thiết bị toàn bộ và vận hành. Quy mô 500 giường.

Đại diện HBA cho rằng, đề xuất bệnh viện dã chiến là phương án hợp lý, hợp tình. Công ty hạ tầng, nhà đầu tư, nhà nước cùng làm, giảm áp lực cho ngành y tế, khai xuất được nguồn lực của nhà nước cùng với DN. Giải pháp trên hướng đến duy trì, đảm bảo ổn định sản xuất vì “mục tiêu kép”.

{keywords}
Các phòng tại Bệnh viện dã chiến số 01

“Thành ủy đã đề nghị trình phương án bệnh viện dã chiến thí điểm tại KCX Linh Trung và các KCN khác cũng cần rà soát, khảo sát để trình phương án tới các cấp có thẩm quyền. TP đang tích cực lắng nghe kiến nghị này”, Phó Chủ tịch HBA thông tin.

Tiêm vắc xin xong, có nhất thiết sau 3 ngày lại test ?

Ngoài đề xuất việc xây dựng bệnh viện dã chiến, đại diện HBA đưa ra thắc mắc về mặt khoa học cần sự giải đáp của các cơ quan y tế. Sau khi tiêm vắc xin xong, có cần thiết việc yêu cầu các DN và người lao động cứ 3 ngày lại phải test một lần?

“Đây là vấn đề liên quan đến y khoa cần có trả lời cụ thể. Tiêm là để hạn chế lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, tiêm đủ hết mà cứ 3 ngày lại xét nghiệm gây tốn chi phí cho DN”, ông Long nói.

Trong công văn trước đó, HBA cũng đề nghị tiêm vắc xin mũi một cho những công nhân tại các KCX-KCN chưa tiêm và tiến hành tiêm mũi 2 đối với công nhân đã tiêm, đây là giải pháp căn cơ nhằm thực hiện miễn dịch cộng đồng, đảm bảo an toàn sản xuất trong nhà máy, công xưởng.

Tính đến đầu tháng 8/2021, đã có gần 50% số DN của 17 KCN-KCX tại TP.HCM đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” (682/1412 DN) với hơn 56.000 công nhân, số công nhân “3 tại chỗ” chiếm gần 20% tổng số công nhân. Riêng Khu công nghệ cao TP có 76/85 DN thực hiện mô hình trên với hơn 10.000 công nhân viên, kỹ sư và chuyên gia đang làm việc, đạt tỷ lệ 90%. 

Qua thẩm định các nhà máy/DN tại các KCX-KCN, có 589/689 DN (tương đương 84%) đạt quy chuẩn “3 tại chỗ”. Còn lại 92 nhà máy/DN cần bổ sung các điều kiện cần thiết theo quy định. 

Bộ Quốc phòng mở rộng bệnh viện dã chiến, chi viện thêm 100 y bác sĩ vào Nam

Bộ Quốc phòng mở rộng bệnh viện dã chiến, chi viện thêm 100 y bác sĩ vào Nam

Vì đồng bào miền Nam ruột thịt, hàng trăm cán bộ, y bác sĩ quân đội đã lên đường chi viện với tâm thế "hết dịch chúng tôi mới về".

Quảng Định