Theo Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, xe cấp cứu áp lực âm sẽ là phương tiện đặc biệt hữu dụng trong việc giảm nguy cơ người bệnh Covid-19 phát tán căn nguyên gây bệnh ra môi trường xung quanh và cho những người vận chuyển.

Thông thường, với những căn nguyên gây bệnh có thể lơ lửng trong không khí hoặc căn nguyên nguy hiểm như SARS-CoV-2, xe cấp cứu thường sẽ phải đóng rất kín. Như vậy khi bệnh nhân phát tán virus, người vận chuyển sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

“Đó là chưa kể với xe cấp cứu thường, nếu lượng virus của bệnh nhân quá lớn, chúng vẫn có thể phát tán ra ngoài môi trường xung quanh”, bác sĩ Phú thông tin.

{keywords}
 
{keywords}
Cận cảnh chiếc xe cấp cứu áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam 

Với xe cấp cứu áp lực âm, hệ thống áp lực âm sẽ hút virus gây bệnh, sau đó xử lý, khử khuẩn để luồng không khí ra ngoài môi trường đảm bảo an toàn. Như vậy, nhân viên y tế trên xe được giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, môi trường bên ngoài khi xe đi qua cũng sẽ an toàn.

Được biết, đây là chiếc xe cấp cứu áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam. Chiếc xe này có giá trị lên tới 100.000 USD (tương đương hơn 2 tỷ 3 trăm triệu đồng). Ngoài hệ thống áp lực âm, xe còn được trang bị hệ thống khử trùng bằng tia cực tím, thiết bị sơ cấp cứu và trợ thở hiện đại.

Tiến sĩ Lê Văn Dụng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện hiện đang điều trị cho 16 bệnh nhân Covid-19. Thời gian tới, lượng bệnh nhân có thể tăng lên do sẽ có thêm nhiều các chuyến bay đón công dân Việt từ nước ngoài về.

Chiếc xe cấp cứu áp lực âm là sự hỗ trợ kịp thời cho bệnh viện trước những diễn biến còn nhiều phức tạp của tình hình dịch bệnh.

Nguyễn Liên

WHO công nhận có bằng chứng Covid-19 lây lan qua không khí

WHO công nhận có bằng chứng Covid-19 lây lan qua không khí

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thay đổi quan điểm về các nguy cơ lây nhiễm Covid-19 sau khi 239 nhà khoa học cung cấp bằng chứng vào tuần này.