“Bố nó mất, mẹ nó bỏ đi rồi cô ạ. Giờ chỉ có tôi là nuôi nó được thôi” – ông Lê Hữu Khang (83 tuổi) ngậm ngùi kể về hoàn cảnh gia đình đứa cháu nội bị tâm thần của mình.

 

Các tin BÀI KHÁC

Nỗi đau cô học trò nghèo bị u máu chèn tuỷ sống

“Đơn xin không phải mua thuốc giá 1,2 triệu”

Cám cảnh bé lớp 6 ‘nuôi’ năm em ăn học

Nhức lòng nhìn con chống chọi bệnh hiểm nghèo

Bà lão nghèo chống chọi với bệnh ung thư lưỡi

Xin hãy cứu Như Quỳnh thêm lần nữa

{keywords}
Ông Khang tóc đã bạc phơ nhưng phải chăm cháu bệnh tâm thần

Căn nhà cấp bốn nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà khác là chốn nương thân của gia đình ông Khang, bà Tiến. Đã suốt hơn 20 năm nay, ông bà phải nuôi đứa cháu bị tâm thần từ nhỏ của mình: Lê Minh Hậu.

Gia cảnh đầy nước mắt

Ông Khang, bà Tiến sinh được 7 người con thì mất đi 3 người. Trong đó có bố của Hậu – anh Lê Hữu Thành (sinh năm 1960). Khi mới sinh ra, anh Thành cũng là đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh nhưng chỉ một cơn sốt đã khiến cho hai đôi chân của anh bị bại liệt. Ông Khang, bà Tiến có đưa đi chữa chạy khắp nơi, tại bệnh viện Hà Nội rồi lên Hưng Yên, Thái Nguyên nhưng cũng chỉ vớt vát được đôi chút. Một chân của anh bị bại liệt hoàn toàn, còn một chân chỉ 20% là cử động được.

Cuộc sống tưởng chừng may mắn khi anh se duyên được với chị Nguyễn Thị Hồng (Đông Anh, Hà Nội). Hằng ngày, anh tàn tật chỉ ở nhà bán quán nước, còn chị đi phụ hồ ở công trường để kiếm đồng ra đồng vào.

Nhưng, tai nạn bất ngờ đến với anh Thành, khi đó vợ anh mới sinh cháu Hậu được hơn 1 năm. Anh băng qua đường tàu ở Cổ Nhuế thì chiếc tàu đã kéo chiếc xe lăn của anh vào làm anh bất tỉnh. Chữa chạy một tuần tại bệnh viện anh mới tỉnh lại. Nhưng chiếc chân còn lại duy nhất của anh cũng đã vĩnh viễn không bao giờ cử động được.

Hoàn cảnh vốn đã nghèo khó, cùng với chồng bị bệnh tình như vậy nên chị Hồng đã buồn lòng mà bỏ đi, mang theo đứa con nhỏ. Còn anh Thành, buồn lòng vì bệnh tật, vợ con bỏ đi nên anh hay uống rượu, trong một đêm sốt cao rồi qua đời.

Về phía chị Hồng, công việc hằng ngày chỉ làm ruộng và mò cua bắt ốc nên chị cũng không thể nuôi Hậu. Ông Khang, bà Tiến đành xin cháu về nuôi khi ở với mẹ mới chỉ được hơn 1 năm.

Cảnh già cơ cực nuôi cháu

Đã nhiều lần, nhiều người khuyên ông Khang nên cho Hậu đi trại trẻ mồ côi vì ông bà đã khổ vì cháu nhiều lắm rồi. Nhưng ông Khang không đành lòng: “Bây giờ bố nó mất, mẹ nó bỏ đi, nó lại bị tâm thần như thế kia thì tôi sao cho nó đi được. Tôi còn sống được ngày nào thì tôi sẽ gắng nuôi nó”.

{keywords}
Bà Tiến chỉ chiếc áo của Hậu có dòng chữ ghi địa chỉ
Lê Minh Hậu (sinh năm 1989) sinh ra vẫn khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác nhưng đến năm lớp hai, Hậu bắt đầu có biểu hiện giảm trí nhớ. Đi học nhưng Hậu không nhớ đường về. Có lần đi lạc trên đường Hoàng Quốc Việt, Hậu chỉ đứng khóc một mình. Có người tốt bụng hỏi địa chỉ để đưa về nhưng Hậu cũng chỉ ậm ừ, nói không rõ. May gặp người tốt, xem được tên tuổi của Hậu trong vở rồi đưa về nhà. Từ hôm đấy, ông Khang mới biết được là đứa cháu mình mắc bệnh tâm thần.

“Cứ sơ hở đôi chút là nó đi cô ạ, có hôm nó đi mất một tuần. Tôi phải đi báo lên tivi cho đi tìm. Rồi cả nhà đi khắp nơi, dán ảnh cháu trên các tường đường phố, hỏi bác xe ôm, các bà đi chợ xem có ai nhìn thấy cháu không. Đi tìm nó cả ngày lẫn đêm, cơ cực lắm cô ạ” – ông Khang tâm sự với đôi mắt đỏ hoe.

Để tìm được cháu, ông Khang phải in hằng trăm cái ảnh rồi đi hỏi khắp nơi. Bây giờ sau mỗi tấm áo của Hậu, ông phải ghi rõ dòng chữ: “Lê Minh Hậu bị bệnh tâm thần, địa chỉ xóm 5, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội” để nhỡ Hậu có bỏ đi thì còn có người trông thấy.
Chưa kể đến việc, Hậu bữa ăn bữa không. Bữa thì bỏ dở đến nửa đêm lại dậy đòi ăn. Ông bà vì thương cháu nên cũng đành phải chiều lòng.

Đã ngoài tuổi 80, nhưng ngày nào ông cũng phải bắc ghế để đứng tắm cho cháu. Rồi lại giặt giũ, trông nom cháu không rời mắt.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Khang giờ đã ngoài 80, bà Tiến cũng đang tuổi 75 nên không còn lao động được gì. Mọi chi tiêu trong gia đình giờ cũng chỉ phụ thuộc vào hàng nước nhỏ của người chú. Cũng chẳng kiếm được là bao khi ông Khang cũng vì bệnh khó thở mà thường xuyên phải đi khám bệnh.

 Nói về tương lai của người cháu mình, ông Khang đã rơi nước mắt: “Tôi cũng không sống thêm được bao lâu nữa nhưng chỉ mong sau khi tôi qua đời sẽ tìm được chỗ nào tốt, chăm sóc cho nó cẩn thận chứ nó khổ nhiều lắm rồi cô ạ”.

Bùi Thủy

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:
1. Gửi trực tiếp ông Lê Hữu Khang, số nhà 508, Trần Cung, Từ Liêm, Hà Nội.
Hoặc địa chỉ: Ông Lê Hữu Khang, xóm 5, thôn Hoàng 3, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.
2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ gia đình ông Lê Hữu Khang nuôi cháu tâm thần)
Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn