- Bài “Việt Nam lép vế từ que tăm, đôi đũa” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
“Sính ngoại” hay đòi hỏi chất lượng?
Email moonlightofthenight@gmail.com thể hiện sự tán thành: “Bài viết rất hay. Đúng là Việt Nam phải nhập từ cây tăm cho đến đôi đũa. Việt Nam có ngành công nghiệp luyện kim làm sắt thép đủ loại mà tại sao nhỏ như cây kim cũng phải nhập từ Trung Quốc?”
Chia sẻ với ý kiến trên, email hquangvn@yahoo.com viết: “Không sính hàng ngoại sao được khi hàng nội được làm với chất lượng không đồng đều, cẩu thả, marketing kém và hơn nữa là không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng.”
Theo email info@maylocnuocnano.net thì: “Cái chính của tâm lý sính ngoại đôi khi cũng do trong nước chưa sản xuất được sản phẩm có chất lượng để đáp ứng được như cầu của người tiêu dùng nên họ chuyển sang hàng ngoại dùng cho yên tâm.”
Đồng cảm với ý kiến trên, email danbinhnguyendt@gmail.com phân tích: “ Nếu tôi có nhu cầu mua một món hàng nào đó thì điều đầu tiên tôi quan tâm là chất lượng của món hàng đó ra sao rồi sau đó mới chú ý đến giá cả hay thương hiệu. Như vậy nếu cùng một loại mặt hàng mà sản phẩm nhập ngoại có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng hậu mãi hay dịch vụ sau bán hàng tốt hơn tuy giá thành có nhỉnh đôi chút thì tôi vẫn sẽ mua hàng ngoại. Tôi nghĩ rất nhiều người tiêu dùng có chung suy nghĩ như tôi. Đừng đổ lỗi cho người tiêu dùng sính hàng ngoại mà các doanh nghiệp trong nước nên nhìn lại chính mình, chừng nào sán phẩm anh làm ra có chất lượng tốt hơn hàng ngoại thì lúc đó hãy lên kệ.”
Đây là ý kiến của email thuyps@yahoo.com: “Nếu cùng chất lượng mà hàng Việt Nam giá cao hơn 20-30% so với hàng Trung Quốc thì tôi cũng mua hàng Việt Nam. Đằng này hàng Việt Nam hoặc rất đắt (như trò chơi cho trẻ em hoặc quần áo) hoặc lại rất hiếm, còn hàng Trung Quốc thì tràn lan.”
Email huyenthoaisanco2000@yahoo.com đặt câu hỏi: “Hàng Việt Nam nói chung chất lượng sau này cũng tốt. Tuy nhiên không đồng đều, càng về sau chất lượng càng đi xuống. Ngay cả hàng do các hãng nước ngoài sản xuất tại Việt Nam cũng không thể bằng hàng sản xuất tại các nước khác được. Vậy lý do tại sao?”
“Người Việt Nam không hẳn sính hàng ngoại mà là thích hàng tốt. Cụ thể que tăm, đôi đũa trong nước sản xuất chất lượng kém, tăm đóng trong túi ni- lon hàn thủ công, cái to, cái nhỏ, không trơn nhẵn, làm sao mà dùng được? Hàng nội như gà thả vườn có phải ngoại đâu mà ai cũng thích. Nhưng nếu chạy theo lợi nhuận nuôi gà bằng cám tăng trọng, nhồi bánh đúc, bơm nước vào thì mọi người đều… chào thua. Theo tôi vấn đề ở đây là chất lượng, giá cả chứ không phải là nội hay ngoại”, đó là ý kiến của email tuanphuongnguyen@yahoo.com
Còn theo email baba@gmail.com thì: “Có biết tại sao hàng hóa Việt Nam mà dân Việt Nam không muốn sài? Vì hàng hóa không bảo đảm chất lượng, thức ăn, đồ uống thì độc hại. Thứ gì cũng làm giả.”
Thể hiện cảm nhận bằng câu cảm thán, email bancankhong@gmail.com viết: “Về quê bây giờ ít tre lắm, người ta đã chặt bỏ hết tre để xây tường bao nhằm “bảo vệ chủ quyền” đất đai. Làng quê bây giờ không còn vẻ gì là quê nữa, mặc dù vẫn những con người đó, mảnh đất đó. Hàng nhựa lên ngôi, rổ rá không còn làm bằng tre. Ôi cây tre Việt Nam một thời tự hào mà nay trở thành ký ức mất rồi.”
Trách nhiệm không chỉ của nhà nước, mà còn của doanh nghiệp
Email nur_alein@yahoo.com viết: “Tại sao lại có tình trạng này? Một là do có tình trạng làm ăn gian dối, chất lượng hàng hóa không cao, cộng thêm thuế má cao, sự hành hạ, khó dễ của các cơ quan công quyền.”
Có cùng cảm nhận với ý kién trên, email cuongquoc_vn@yahoo.com viết: “Thật sự mà nói, bây giờ ai dám đầu tư sản xuất, Nhà nước phải phong cho họ danh hiệu Anh hùng Lao động! Chưa nói về các khó khăn khác, khó khăn về thủ tục thật sự mệt mỏi.Thử hỏi một doanh nghiệp hoạt động một năm có bao nhiêu đoàn của các cơ quan chức năng đến “thăm hỏi”, giám đốc toàn phải trốn, trong khi hàng Trung Quốc thì không ai kiểm tra, tràn lan thị trường!”
Còn email baphen_thanhpho@yahoo.com nêu câu hỏi: “Không hiểu cơ quan quản lý xuất, nhập khẩu ở đâu mà để việc nhập tràn lan những cái bình thường nhất phục vụ cuộc sống con người như cây tăm, đôi đũa? Mất không biết bao nhiêu ngoại tệ.”
Đây là ý kiến của email lehoapus@yaoo.com: “Thực tế “Việt Nam lép vế từ que tăm, đôi đũa” lại cho rằng đó là do tâm lý người tiêu dùng là chưa thỏa đáng? Thử hỏi, que tăm, đôi đũa và rất nhiều hàng hóa khác có mặt ở thị trường Việt Nam hiện nay xuất xứ từ đâu? Có phải từ Trung Quốc không? Nếu vậy, phần đông người Việt có tin dùng hàng Trung Quốc không? Lý do gì khi họ vẫn chấp nhận mua hàng Trung Quốc mà thừa biết có nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm và que tăm, đôi đũa liệu có tẩm hóa chất? Phải chăng do người tiêu dùng Việt còn nghèo, mà hàng Trung Quốc thì lại rẻ, và các doanh nghiệp Việt còn quá yếu trong cạnh tranh không?”
Email quangtunghb@gmail.com nêu ý kiến: “Việc người Việt không thích dùng hàng Việt còn do ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách bảo vệ người tiêu dùng của nước ta. Việc phát hiện và xử lý những trường hợp hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng bị phát hiện còn rất hạn chế. Khi phát hiện thì xử lý không triệt để nên không đủ sức răn đe, ngăn chặn đối với hàng nhập ngoại để khuyến khích hàng nội phát triển.
Nhiều trường hợp hàng giả, hàng nhái thương hiệu Việt, hoặc hàng hóa của Việt Nam có chất lượng kém bị phát hiện chỉ bị xử lý hành chính, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng, lại không bảo vệ và nâng cao được thương hiệu của hàng Việt Nam.”
Đây là phân tích của email thanhoang68@vnn.vn: “Hai nguyên nhân cơ bản làm suy yếu khả năng phát triển của kinh tế Việt Nam:
Thứ nhất là tham nhũng, hối lộ là lý do sâu xa dẫn đến xuống cấp đạo đức xã hội, dẫn đến sự hạn chế trong việc chống lại các tiêu cực khác. Con người trở nên vô cảm trước các tiêu cực xã hôi và coi đồng tiền có sức mạnh vô biên và tìm cách có nó bằng mọi cách càng nhanh càng tốt. Thay vì nỗ lực sáng tạo để tạo ra các sản phẩm ngày càng mang tính cạnh tranh thì lại thích kiếm tiền từ túi người khác hoặc tài sản chung của xã hội (bất động sản, chứng khoán, vàng, tài nguyên thiên nhiên, v.v…). Sự thực là kiếm tiền bằng các hành vi vi pham pháp luật và đạo đức xã hội, bao giờ cũng nhàn nhã hơn và có nhiều cơ hội hưởng thụ hơn là nỗ lực lao động, sáng tạo.
Thứ hai là không coi trọng phát triển kinh tế tư nhân. Sự thực là các thương hiệu được ưa chuộng toàn cầu đều được sở hữu bởi tư nhân chứ không phải là các DNNN. Vai trò chính của Nhà nước trong hoạt động kinh tế là bảo hộ và điều tiết hoạt động kinh tế bằng luật pháp với mục đích chính là thu thuế cho ngân sách và dung hòa lợi ích giữa các cá nhân, các thành phần, các bên tham gia hoạt động kinh tế. Nhà nước chỉ trực tiếp kinh doanh ở một số lĩnh vực bắt buộc mang tính công ích và thường phải bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh này như Bưu điện, đường sắt, vệ sinh môi trường...”
Email tranvanson89@gmail.com chia sẻ với ý kiến trên: “Nước ta rất nhiều nhân tài, có tâm với đất nước, với dân tộc, có tầm nhìn chiến lược... nhưng chúng ta chưa biết cách, hay chưa chấp nhận tạo điều kiện để họ đóng góp cho đất nước, cho dân tộc. Hãy đặt những người tài đó đúng vị trí, thì mới thúc đẩy sự phát triển.
Vì vậy, hãy:
+ Tìm kiếm, tuyền lựa người tài, có tâm, tạo điều kiện cho họ đảm đương những vị trí có lợi cho xã hội, cho dân tộc.
+ Tái cơ cấu ngành Giáo dục, xây dựng chiến lược Giáo dục, để cung cấp cho dân tộc các thế hệ nhân tài, đạo đức và có lòng tự trọng.
+ Triệt để chống tham nhũng, có chế tài nghiêm minh.
+ Xây dựng quy chuẩn (quy trình hóa) tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh, các quan hệ xã hội, thủ tục hành chính, tổ chức quản lý chính quyền... và minh bạch các hoạt động đó.
+ Xây dựng chính sách giúp cho người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển và đóng góp cho dân tộc.
+ Thiết lập và nâng cao kỷ cương, trật tự, an toàn, an ninh, đạo đức xã hội, lòng tự trọng dân tộc.”
Theo email tiencham@gmail.com thì: “Việt Nam đến giờ phút hiện tại vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp làm ăn theo kiểu cổ điển, đó là nghe ngóng thị trường lõm bõm, "theo voi ăn bã mía", tâm lý thấy người làm được chắc ta cũng làm được. Cứ theo tiếng gọi của tham vọng mà làm, không có hoạch định rõ ràng, cũng không có bô phận chuyên môn nghiên cứu thị hiếu và thị trường, cứ lao đầu sản xuất những gì có thể, chứ không sản xuất những gì người ta cần.”
Đây là đề xuất của email kimbac@thangloi.com.vn: “Chính phủ không cho nhập khẩu những sản phẩm mà Việt Nam sản xuất được, có như thế thì sản xuất trong nước mới phát triển. Khuyến khích người Việt dùng hàng Việt mà cứ nhập khẩu thì việc làm đi ngược lại với khẩu hiệu.”
“Tôi nghĩ bài viết này của tác giả mang tính chất ngụ ngôn, muốn gửi thông điệp đến với người Việt Nam rằng: Chúng ta cần phải ưu ái cho hàng Việt và cả nhà nước và mỗi người dân chúng ta cần phải có trách nhiệm với nền kinh tế của chúng ta”, đó là ý kiến của email cuocsongvatinhyeu_2003@yahoo.com.
TIN BÀI KHÁC:
“Chém đẹp” ở làng đào Nhật Tân
Vẫn còn 7.000 vé tàu Tết
Tăng giá vé xe buýt trợ giá từ 1/1/2012
Khi kiều nữ nghiện “Enter”
Phá nham nhở tuyến đê cản lũ cho Hà Nội
Hôn nhân đẫm nước mắt, trách nhiệm của bên nào?
Băn khoăn nhà hẹp…
Vẫn còn 7.000 vé tàu Tết
Tăng giá vé xe buýt trợ giá từ 1/1/2012
Khi kiều nữ nghiện “Enter”
Phá nham nhở tuyến đê cản lũ cho Hà Nội
Hôn nhân đẫm nước mắt, trách nhiệm của bên nào?
Băn khoăn nhà hẹp…
“Sính ngoại” hay đòi hỏi chất lượng?
Email moonlightofthenight@gmail.com thể hiện sự tán thành: “Bài viết rất hay. Đúng là Việt Nam phải nhập từ cây tăm cho đến đôi đũa. Việt Nam có ngành công nghiệp luyện kim làm sắt thép đủ loại mà tại sao nhỏ như cây kim cũng phải nhập từ Trung Quốc?”
Chia sẻ với ý kiến trên, email hquangvn@yahoo.com viết: “Không sính hàng ngoại sao được khi hàng nội được làm với chất lượng không đồng đều, cẩu thả, marketing kém và hơn nữa là không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng.”
Theo email info@maylocnuocnano.net thì: “Cái chính của tâm lý sính ngoại đôi khi cũng do trong nước chưa sản xuất được sản phẩm có chất lượng để đáp ứng được như cầu của người tiêu dùng nên họ chuyển sang hàng ngoại dùng cho yên tâm.”
Ảnh minh họa |
Đây là ý kiến của email thuyps@yahoo.com: “Nếu cùng chất lượng mà hàng Việt Nam giá cao hơn 20-30% so với hàng Trung Quốc thì tôi cũng mua hàng Việt Nam. Đằng này hàng Việt Nam hoặc rất đắt (như trò chơi cho trẻ em hoặc quần áo) hoặc lại rất hiếm, còn hàng Trung Quốc thì tràn lan.”
Email huyenthoaisanco2000@yahoo.com đặt câu hỏi: “Hàng Việt Nam nói chung chất lượng sau này cũng tốt. Tuy nhiên không đồng đều, càng về sau chất lượng càng đi xuống. Ngay cả hàng do các hãng nước ngoài sản xuất tại Việt Nam cũng không thể bằng hàng sản xuất tại các nước khác được. Vậy lý do tại sao?”
“Người Việt Nam không hẳn sính hàng ngoại mà là thích hàng tốt. Cụ thể que tăm, đôi đũa trong nước sản xuất chất lượng kém, tăm đóng trong túi ni- lon hàn thủ công, cái to, cái nhỏ, không trơn nhẵn, làm sao mà dùng được? Hàng nội như gà thả vườn có phải ngoại đâu mà ai cũng thích. Nhưng nếu chạy theo lợi nhuận nuôi gà bằng cám tăng trọng, nhồi bánh đúc, bơm nước vào thì mọi người đều… chào thua. Theo tôi vấn đề ở đây là chất lượng, giá cả chứ không phải là nội hay ngoại”, đó là ý kiến của email tuanphuongnguyen@yahoo.com
Còn theo email baba@gmail.com thì: “Có biết tại sao hàng hóa Việt Nam mà dân Việt Nam không muốn sài? Vì hàng hóa không bảo đảm chất lượng, thức ăn, đồ uống thì độc hại. Thứ gì cũng làm giả.”
Thể hiện cảm nhận bằng câu cảm thán, email bancankhong@gmail.com viết: “Về quê bây giờ ít tre lắm, người ta đã chặt bỏ hết tre để xây tường bao nhằm “bảo vệ chủ quyền” đất đai. Làng quê bây giờ không còn vẻ gì là quê nữa, mặc dù vẫn những con người đó, mảnh đất đó. Hàng nhựa lên ngôi, rổ rá không còn làm bằng tre. Ôi cây tre Việt Nam một thời tự hào mà nay trở thành ký ức mất rồi.”
Trách nhiệm không chỉ của nhà nước, mà còn của doanh nghiệp
Email nur_alein@yahoo.com viết: “Tại sao lại có tình trạng này? Một là do có tình trạng làm ăn gian dối, chất lượng hàng hóa không cao, cộng thêm thuế má cao, sự hành hạ, khó dễ của các cơ quan công quyền.”
Có cùng cảm nhận với ý kién trên, email cuongquoc_vn@yahoo.com viết: “Thật sự mà nói, bây giờ ai dám đầu tư sản xuất, Nhà nước phải phong cho họ danh hiệu Anh hùng Lao động! Chưa nói về các khó khăn khác, khó khăn về thủ tục thật sự mệt mỏi.Thử hỏi một doanh nghiệp hoạt động một năm có bao nhiêu đoàn của các cơ quan chức năng đến “thăm hỏi”, giám đốc toàn phải trốn, trong khi hàng Trung Quốc thì không ai kiểm tra, tràn lan thị trường!”
Còn email baphen_thanhpho@yahoo.com nêu câu hỏi: “Không hiểu cơ quan quản lý xuất, nhập khẩu ở đâu mà để việc nhập tràn lan những cái bình thường nhất phục vụ cuộc sống con người như cây tăm, đôi đũa? Mất không biết bao nhiêu ngoại tệ.”
Đây là ý kiến của email lehoapus@yaoo.com: “Thực tế “Việt Nam lép vế từ que tăm, đôi đũa” lại cho rằng đó là do tâm lý người tiêu dùng là chưa thỏa đáng? Thử hỏi, que tăm, đôi đũa và rất nhiều hàng hóa khác có mặt ở thị trường Việt Nam hiện nay xuất xứ từ đâu? Có phải từ Trung Quốc không? Nếu vậy, phần đông người Việt có tin dùng hàng Trung Quốc không? Lý do gì khi họ vẫn chấp nhận mua hàng Trung Quốc mà thừa biết có nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm và que tăm, đôi đũa liệu có tẩm hóa chất? Phải chăng do người tiêu dùng Việt còn nghèo, mà hàng Trung Quốc thì lại rẻ, và các doanh nghiệp Việt còn quá yếu trong cạnh tranh không?”
Email quangtunghb@gmail.com nêu ý kiến: “Việc người Việt không thích dùng hàng Việt còn do ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách bảo vệ người tiêu dùng của nước ta. Việc phát hiện và xử lý những trường hợp hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng bị phát hiện còn rất hạn chế. Khi phát hiện thì xử lý không triệt để nên không đủ sức răn đe, ngăn chặn đối với hàng nhập ngoại để khuyến khích hàng nội phát triển.
Nhiều trường hợp hàng giả, hàng nhái thương hiệu Việt, hoặc hàng hóa của Việt Nam có chất lượng kém bị phát hiện chỉ bị xử lý hành chính, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng, lại không bảo vệ và nâng cao được thương hiệu của hàng Việt Nam.”
Đây là phân tích của email thanhoang68@vnn.vn: “Hai nguyên nhân cơ bản làm suy yếu khả năng phát triển của kinh tế Việt Nam:
Thứ nhất là tham nhũng, hối lộ là lý do sâu xa dẫn đến xuống cấp đạo đức xã hội, dẫn đến sự hạn chế trong việc chống lại các tiêu cực khác. Con người trở nên vô cảm trước các tiêu cực xã hôi và coi đồng tiền có sức mạnh vô biên và tìm cách có nó bằng mọi cách càng nhanh càng tốt. Thay vì nỗ lực sáng tạo để tạo ra các sản phẩm ngày càng mang tính cạnh tranh thì lại thích kiếm tiền từ túi người khác hoặc tài sản chung của xã hội (bất động sản, chứng khoán, vàng, tài nguyên thiên nhiên, v.v…). Sự thực là kiếm tiền bằng các hành vi vi pham pháp luật và đạo đức xã hội, bao giờ cũng nhàn nhã hơn và có nhiều cơ hội hưởng thụ hơn là nỗ lực lao động, sáng tạo.
Thứ hai là không coi trọng phát triển kinh tế tư nhân. Sự thực là các thương hiệu được ưa chuộng toàn cầu đều được sở hữu bởi tư nhân chứ không phải là các DNNN. Vai trò chính của Nhà nước trong hoạt động kinh tế là bảo hộ và điều tiết hoạt động kinh tế bằng luật pháp với mục đích chính là thu thuế cho ngân sách và dung hòa lợi ích giữa các cá nhân, các thành phần, các bên tham gia hoạt động kinh tế. Nhà nước chỉ trực tiếp kinh doanh ở một số lĩnh vực bắt buộc mang tính công ích và thường phải bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh này như Bưu điện, đường sắt, vệ sinh môi trường...”
Email tranvanson89@gmail.com chia sẻ với ý kiến trên: “Nước ta rất nhiều nhân tài, có tâm với đất nước, với dân tộc, có tầm nhìn chiến lược... nhưng chúng ta chưa biết cách, hay chưa chấp nhận tạo điều kiện để họ đóng góp cho đất nước, cho dân tộc. Hãy đặt những người tài đó đúng vị trí, thì mới thúc đẩy sự phát triển.
Vì vậy, hãy:
+ Tìm kiếm, tuyền lựa người tài, có tâm, tạo điều kiện cho họ đảm đương những vị trí có lợi cho xã hội, cho dân tộc.
+ Tái cơ cấu ngành Giáo dục, xây dựng chiến lược Giáo dục, để cung cấp cho dân tộc các thế hệ nhân tài, đạo đức và có lòng tự trọng.
+ Triệt để chống tham nhũng, có chế tài nghiêm minh.
+ Xây dựng quy chuẩn (quy trình hóa) tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh, các quan hệ xã hội, thủ tục hành chính, tổ chức quản lý chính quyền... và minh bạch các hoạt động đó.
+ Xây dựng chính sách giúp cho người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển và đóng góp cho dân tộc.
+ Thiết lập và nâng cao kỷ cương, trật tự, an toàn, an ninh, đạo đức xã hội, lòng tự trọng dân tộc.”
Theo email tiencham@gmail.com thì: “Việt Nam đến giờ phút hiện tại vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp làm ăn theo kiểu cổ điển, đó là nghe ngóng thị trường lõm bõm, "theo voi ăn bã mía", tâm lý thấy người làm được chắc ta cũng làm được. Cứ theo tiếng gọi của tham vọng mà làm, không có hoạch định rõ ràng, cũng không có bô phận chuyên môn nghiên cứu thị hiếu và thị trường, cứ lao đầu sản xuất những gì có thể, chứ không sản xuất những gì người ta cần.”
Đây là đề xuất của email kimbac@thangloi.com.vn: “Chính phủ không cho nhập khẩu những sản phẩm mà Việt Nam sản xuất được, có như thế thì sản xuất trong nước mới phát triển. Khuyến khích người Việt dùng hàng Việt mà cứ nhập khẩu thì việc làm đi ngược lại với khẩu hiệu.”
“Tôi nghĩ bài viết này của tác giả mang tính chất ngụ ngôn, muốn gửi thông điệp đến với người Việt Nam rằng: Chúng ta cần phải ưu ái cho hàng Việt và cả nhà nước và mỗi người dân chúng ta cần phải có trách nhiệm với nền kinh tế của chúng ta”, đó là ý kiến của email cuocsongvatinhyeu_2003@yahoo.com.
- Ban Bạn đọc