Gia đình tôi kinh doanh nhà hàng và may mắn là rất đông khách ủng hộ. Tuy nhiên, một thời gian sau, cách nhà tôi một đoạn lại thấy xuất hiện hàng ăn khác với tên y hệt và cũng bán đồ giống với nhà hàng của gia đình tôi. Vợ chồng tôi định đi đăng ký bản quyền thương hiệu. Xin hỏi luật sư, sau khi đăng ký bản quyền, tôi có thể kiện nhà hàng đó được không?

{keywords}

Luật sư tư vấn:

Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định: “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu, các chủ thể nào được đăng ký nhãn hiệu:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Căn cứ quy định của pháp luật, trường hợp của gia đình bạn được phép đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình. Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Bước 2: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần

Sau khi bảo hộ nhãn hiệu thành công, bạn có thể tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình dựa trên việc xác định cửa hàng mở giống gia đình bạn có xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu.Theo quy định tại  Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Như vậy, khi nhà hàng của gia đình bạn đã được đăng ký bảo hộ thì việc nhà hàng khác đặt tên trùng với cửa hàng của gia đình bạn là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại.

Theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2009, gia đình bạn có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ nhãn hiệu/tên thương mại bạn đã đăng ký bảo hộ:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Sau khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể thực hiện các biện pháp bản vệ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật để yêu cầu nhà hàng đó ngừng việc sử dụng nhãn hiệu mà gia đình bạn đã đăng ký.

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Tá hỏa vì tin nhắn thông báo “tài khoản đã bị khóa” đột ngột từ ngân hàng

Tá hỏa vì tin nhắn thông báo “tài khoản đã bị khóa” đột ngột từ ngân hàng

Chị L. N. H. là thủ quỹ của một công ty tại TP.HCM. Công việc của chị thường liên quan đến giao dịch tiền, bởi vậy, bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo tài khoản bị khóa, chị đã rất hoang mang