Sau khi có thông tin về 3 tỉnh thành xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao A/H5N8, ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Ninh đã khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống dịch xâm nhập. Đồng thời tuyên truyền người dân chủ động tiêm vắc-xin phòng chống cúm gia cầm.
Việc tiêm vắc-xin được xem là biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế, phát triển chăn nuôi bền vững.
Việc tiêm vắc-xin được xem là biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế, phát triển chăn nuôi bền vững. Ảnh Thu Hương |
Tuy nhiên, thực tế, việc lựa chọn vắc-xin và cách sử dụng vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở nhiều hộ chăn nuôi và kỹ thuật viên thú y chưa được đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều này đã gây ra sự chủ quan và thiệt hại rất nhiều trong công tác phòng chống dịch bệnh…
-Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa.Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, ngành chăn nuôi tỉnh đã đưa ra một số lưu ý sau:
-Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch sau 2 - 3 tuần. Trong thời gian đó, vật nuôi chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Hiện tượng này có thể dẫn đến những nhận định sai lầm vì cho rằng vắc-xin không có hiệu lực, gây ra phản ứng hoặc vắc xin - -Cần sử dụng vắc xin (cho uống, nhỏ mắt hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vắc xin, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ.
Một số vắc xin cần được tiêm nhắc lại do có trường hợp dùng lần đầu cho nên kháng thể tạo ra chưa nhiều và bị giảm đi rất nhanh hoặc trường hợp sau khi tiêm một thời gian thì kháng thể được tạo thường suy giảm đến mức hết hiệu lực.. cho nên cần tiêm lần 2 cách lần thứ nhất là 3 - 4 tuần.
Như vậy đợt tiêm đầu tiên gồm 2 mũi tiêm cách nhau 3 - 4 tuần (thường gọi là đợt tiêm sơ chủng), sau đó để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức kháng bệnh cần thực hiện tiêm nhắc sau 4 - 12 tháng (tùy theo vắc xin, tùy theo động vật và tình hình dịch tễ).
- Trước khi sử dụng bất cứ lọ vắc xin nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:
+ Thông tin trên nhãn: (Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng)
> Tên vắc xin (có đúng với nhu cầu sử dụng không)
> Số lô, số liều sử dụng
> Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng
> Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
+ Những hư hỏng trong lọ vắc xin:
> Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.
> Lọ thủy tinh có bị rạn nứt không
> Tình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có bình thường không, vắc xin có bị vón không, có vật lạ trong lọ không (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ vắc xin có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp (nếu vắc xin nhũ hóa hay vắc xin keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vắc xin đã bị hư hỏng không sử dụng được).
- Tiêm dưới da (SQ): vắc xin Newcatle (thế hệ I), vắc xin dịch tả vịt, Vắc-xin tụ huyết trùng keo phèn. Tiêm bắp thịt (IM): Thuốc được chích vào trong cơ thường được hấp thu vào trong máu nhanh hơn so với chích dưới da. Để tránh trào thuốc ra ngoài từ vị trí chích, nên kéo da qua một bên trước khi đâm kim, sau đó đâm thẳng kim vào và bơm thuốc. Khi rút kim ra thì da sẽ bật trở lại vị trí cũ để bao phủ vết chích trong cơ và giữ toàn bộ thuốc ở trong cơ thể. Vị trí chích trên gia súc thường là bắp thịt ở đùi, trên gia cầm là cơ ức. Phun sương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhúng mỏ: vaccine Laxota phòng bệnh Newcatle cho gà.
- Vắc-xin phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vắc xin nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C) trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.
- Phải hủy bỏ vắc-xin quá hạn dùng, đối với vắc-xin còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vắc-xin sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.
Thu Hương