Một công việc lý tưởng không chỉ là đúng niềm đam mê, thu nhập tốt, mà còn là đồng nghiệp tốt và người quản lý tuyệt vời. Không may, không phải ai cũng có một vị “sếp” phù hợp với mình. Một “sếp” tồi sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới trải nghiệm công việc của bạn và đôi khi còn khiến bạn muốn bỏ việc.
Dưới đây là một số đặc điểm của một vị “sếp” kém cỏi:
1. Hay nói năng kiểu công kích và hiếm khi giao tiếp với cả nhóm
Giao tiếp là chìa khóa của một mối quan hệ, và mối quan hệ giữa nhân viên và “sếp” cũng không nằm ngoài quy luật này. Nếu ông chủ hay la hét, hay nói những lời xúc phạm thì không chỉ lòng tự trọng của bạn bị tổn thương mà áp lực công việc cũng tăng lên.
2. Khiến nhân viên làm việc vì sợ hãi
Người quản lý bắt nhân viên làm việc bằng những lời đe dọa như cho thôi việc nếu bạn không làm tốt thì không nên làm quản lý.
Những động cơ tích cực như thưởng, phê bình mang tính xây dựng sẽ giúp nhân viên loại bỏ căng thẳng ở nơi làm việc, và tiếp thêm năng lượng cho nhân viên.
3. Kiểm soát chi tiết công việc của bạn
Một công ty thuê một nhân viên vì anh ta/ cô ta đáp ứng được những yêu cầu của công việc, có đủ kỹ năng và năng lực cần thiết. Một người quản lý yêu cầu nhân viên nên làm gì, kỳ vọng nhân viên sẽ làm theo cách mà mình làm, và kiểm soát mọi thứ trong công việc đó là một mối nguy hiểm cho lòng tự trọng và sự phát triển cá nhân của mọi nhân viên.
Người quản lý tốt nên để cho nhân viên làm theo cách của mình. Họ chỉ cần nhận được những chỉ dẫn rõ ràng là đủ.
4. Trốn tránh trách nhiệm
Một trong những cảm xúc tồi tệ nhất là bị đổ lỗi vì những thứ mà mình không làm. Một người quản lý đổ lỗi cho nhân viên khi thất bại và chỉ nhận thành tích về mình là một người quản lý tồi tệ.
5. Bảo thủ
Tất nhiên họ là quản lý của bạn là có lý do. Họ có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đạt đến vị trí hiện tại. Tuy nhiên, việc họ là người dẫn dắt không có nghĩa là họ luôn luôn đúng.
Một người quản lý tốt là người biết xin đề xuất từ các thành viên trong nhóm, xem xét các phương án khác vì lợi ích của dự án.
6. Bắt nhân viên làm việc vất vả hơn mình
Người quản lý phải luôn là một tấm gương. Họ nên làm việc chăm chỉ giống như nhân viên, và nên thực hiện một phần của dự án giống như tất cả mọi người.
Giống như triết gia Moses Rabbeinu từng nói: “Hãy luôn làm cho người khác những thứ mà bạn muốn họ làm cho mình”.
7. Không chỉ đạo cụ thể
Người quản lý tốt nên tóm tắt một cách chính xác công việc mà mình yêu cầu, đôi khi nên kiểm tra công việc của nhân viên, xem nhân viên có cảm thấy thoải mái hay có thích nghi được với công việc hay không.
8. Không có mục tiêu hay tầm nhìn rõ ràng
Một người quản lý nên có mục tiêu rõ ràng cho cả nhóm hướng đến. Họ nên dẫn dắt cả nhóm theo tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, hoặc theo cách của riêng mình miễn là nó phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
9. Bỏ qua tầm quan trọng của các hoạt động nhóm
Các hoạt động nhóm làm tăng cường mối quan hệ giữa công ty và nhân viên. Đó là một kênh để nhân viên xả “stress” ở môi trường công sở, và là phần thưởng cho nhân viên sau khi đã làm việc rất vất vả.
10. Bắt nhân viên làm việc vất vả nhưng trả công không xứng đáng
Mức lương nên dựa trên hiệu suất và chất lượng công việc của nhân viên. Nên có một bản thỏa thuận về công việc và bạn không nên nhận bất cứ công việc nào khác ngoài thỏa thuận đó. Người quản lý tốt là người biết thưởng cho những nhân viên làm việc chăm chỉ.
Sự khác biệt giữa người quản lý tốt và người quản lý dở chỉ là một đường kẻ rất mỏng manh mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Người quản lý nên sử dụng vị trí của mình để mang lại lợi ích cho tổ chức và nên đối xử với nhân viên một cách tôn trọng. Các nhân viên chính là mạch máu của tổ chức và họ nên được đối xử một cách công bằng.
- Nguyễn Thảo (Theo Life Hack)
Xem thêm: