- Sáng 17/11, giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2018 đã được trao cho 43 tác phẩm ở 4 loại hình báo chí, trong đó có 4 giải A, 8 giải B, 11 giải C và 20 giải Khuyến khích. Báo điện tử VietNamNet nhận 2 giải B và C.

{keywords}
Các nhà báo nhận giải B. Ảnh: Bá Hải

Năm nay, báo điện tử Vietnamnet đạt 1 giải B và 1 giải C. Cụ thể, tác giả Nguyễn Thị Thảo đạt giải B với tuyến bài “Câu chuyện sáp nhập, bán trú và xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng Ninh”; nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Diệu Bình và Lê Anh Dũng đạt giải C với tác phẩm “Nhà giáo tuổi 85 không nhận phong bì vì tôi không bán chữ”.

Giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những thành tựu, kết quả trong thực hiện đổi mới sáng tạo trong dạy và học của ngành giáo dục trên mọi miền Tổ quốc. Qua đó, phát hiện và tri ân các cá nhân, tập thể tiêu biểu đổi mới sáng tạo trong dạy và học, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Ban tổ chức đã nhận được gần 700 tác phẩm, trong đó có hơn 400 tác phẩm đúng thể lệ cuộc thi, gồm hơn 200 tác phẩm báo in, hơn 100 tác phẩm báo điện tử, hơn 100 tác phẩm phát thanh, truyền hình. Sau khi chấm giải, hội đồng giám khảo - là những nhà báo giàu kinh nghiệm - đã chọn ra 74 tác phẩm vào vòng Chung khảo. Từ 74 tác phẩm này chọn ra 43 tác phẩm đạt giải, trong đó có 4 giải A, 8 giải B, 11 giải C và 20 giải Khuyến khích.

Mỗi giải thưởng được nhận phần thưởng bao gồm: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2018, Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiền thưởng bằng tiền mặt với giải Nhất: 30 triệu đồng, giải Nhì: 15 triệu đồng, giải Ba: 10 triệu đồng, giải Khuyến khích: 5 triệu đồng.

Một tác phẩm xuất sắc được xét chọn từ 4 tác phẩm đạt giải Nhất của 4 loại hình được nhận phần thưởng là chuyến thăm tìm hiểu giáo dục tại Vương quốc Anh dành cho 1 người, thời gian 14 ngày, trị giá 130 triệu đồng, không quy đổi thành tiền mặt.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại lễ trao giải

Phát biểu tại Lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Sự đồng hành của báo chí thời gian qua đã giúp cho những chủ trương, chính sách, thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo đến được với dư luận xã hội; trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được đóng góp ý kiến và cùng tham gia vào quá trình đổi mới”.

“Bên cạnh sự đồng thuận, những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của báo chí đã giúp cho ngành giáo dục kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quyết sách cho phù hợp với tình hình thực tế”.

Bộ trưởng bày tỏ sự trân trọng của ngành giáo dục dành cho báo chí và mong muốn báo chí sẽ tiếp tục đồng hành để mọi thông tin của ngành được thông suốt, có tác động tích cực trong dư luận xã hội. Đồng thời, Bộ trưởng cũng phát động và kêu gọi các tác giả gửi tác phẩm dự thi cho giải thưởng báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2019. 

4 tác phẩm đạt giải A giải thưởng báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2018:

1. Thể loại báo in: Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc – nhóm tác giả: Trần Duy Văn, Đỗ Nam Thắng, Lê Đông Hà (Báo Quân đội Nhân dân)

2. Thể loại báo điện tử: Những người thầy ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò – nhóm tác giả: Đặng Thị Chung, Đặng Văn Phú, Trần Duy Hưng (Báo Lao động điện tử)

3. Thể loại truyền hình: 67713 = 69731 – nhóm tác giả: Huỳnh Sỹ Cường, Vũ Đình Minh, Nguyễn Quang Việt, Phan Thanh Hùng, Phan Ý Linh, Vũ Ngọc Trâm (VTV7 – Đài Truyền hình Việt Nam)

4. Thể loại phát thanh: U Hương của những học sinh khiếm thị - tác giả Nguyễn Trần Anh Thu (VOV2 – Đài Tiếng nói Việt Nam)

Tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc” được chọn để trao giải đặc biệt với phần thưởng là một chuyến thăm Vương quốc Anh trị giá 130 triệu đồng.


Nguyễn Thảo

******

NHỮNG TÁC PHẨM ĐƯỢC GIẢI CỦA BÁO VIETNAMNET

"Xã hội hóa" giáo dục: Trường tiền tỷ, trường dăm cân gạo

"Xã hội hóa" giáo dục: Trường tiền tỷ, trường dăm cân gạo

Cùng nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhưng có trường xã hội hoá được phòng máy tính, sân thể chất, nhà vệ sinh; có trường chỉ có thể vận động gia đình đóng góp vài cân gạo mỗi tháng để bữa cơm của các con có thêm miếng thịt.

Bán trú vùng cao: Chuyện bữa cơm học sinh và chế độ giáo viên

Bán trú vùng cao: Chuyện bữa cơm học sinh và chế độ giáo viên

Những vướng mắc nảy sinh trong công tác bán trú sau khi sáp nhập vẫn đang được đặt ra không chỉ với Quảng Ninh mà với ngành giáo dục nói chung.        

Về nơi học trò không biết dùng giấy vệ sinh

Về nơi học trò không biết dùng giấy vệ sinh

“Ở đây người dân đi vệ sinh không bao giờ dùng giấy, toàn dùng cây que. Các con lớp 1 thiếu ăn, người bé xíu, trông rất tội”.

Nhà giáo gốc Huế: 'Không nhận phong bì vì tôi không bán chữ'

Nhà giáo gốc Huế: 'Không nhận phong bì vì tôi không bán chữ'

“Có lần, một phụ huynh mang giỏ quà đến tặng tôi. Phát hiện bên trên có chiếc phong bì, tôi đã yêu cầu phụ huynh mang về. Tôi không nhận phong bì vì tôi không bán chữ”, bà Hương Nam kể.