Theo khảo sát của Bộ Tư pháp trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành, gần 60% doanh nghiệp được hỏi có ý kiến về việc khó tiếp cận thông tin pháp lý liên quan đến các biểu mẫu, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; gần 70% doanh nghiệp có ý kiến khó tiếp cận thông tin pháp lý liên quan đến quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và gần 80% doanh nghiệp có ý kiến khó tiếp cận thông tin pháp lý liên quan đến kế hoạch và quy hoạch; 56,52% doanh nghiệp được khảo sát quan tâm đến hoạt động hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý.

oc-v237t-brother-2.jpg
DN nhỏ và vừa cần hỗ trợ pháp lý (ảnh: Thu Huyền)


 

Đại đa số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.  Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 97.2% số doanh nghiệp cả nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa; 62.6% số doanh nghiệp cả nước là doanh nghiệp siêu nhỏ. Mặc dù doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số nhưng lại hạn chế về nguồn lực, do đó thường có xu hướng tập trung nguồn lực tài chính và con người vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà không có giải pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý, hoặc khả năng chống chịu rủi ro pháp lý còn hạn chế, chưa được chú trọng đầu tư.

Trong khi đó, thị trường dịch vụ pháp lý chủ yếu tập trung phát triển ở các tỉnh, thành phố lớn; chi phí sử dụng các dịch vụ pháp lý có thể còn cao so với khả năng của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này đòi hỏi cần phát triển công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bên cạnh việc phát triển thị trường dịch vụ pháp lý.

Bộ Tư pháp đánh giá, việc phát triển công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của các doanh nghiệp sẽ là chất xúc tác, góp phần phát triển thị trường dịch vụ pháp lý. Các doanh nghiệp nhận thức được giá trị của việc sử dụng dịch vụ pháp lý để hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững hơn; sử dụng pháp luật làm công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ với đối tác, các bên có liên quan; ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật.

Mỹ Hoà và nhóm PV, BTV