Hiện nay, với hàng ngàn vệ tinh có kích thước nhỏ gọn, kế hoạch phát triển vệ tinh Internet của Amazon ngày càng phát triển giống như của tập đoàn công nghệ khai phá không gian SpaceX.
Theo đài CNBC chia sẻ, CEO của Amazon là Jeff Bezos đã thuê một số quản lí cấp cao trước đây của SpaceX. Bên cạnh đó, cựu phó chủ tịch Rajeev Badyal của SpaceX và vài thành viên trong nhóm của ông đang dẫn dắt dự án Kuiper của Amazon.
Dự án Kuiper của Jeff Benzos dự kiến đưa 3.236 vệ tinh nhỏ vào vũ trụ để cung cấp Internet tốc độ cao cho mọi ngõ ngách trên thế giới. Amazon sẽ phải cạnh tranh với 5 công ty khác cũng đang muốn phủ sóng Internet từ vệ tinh.
Rajeev Badyal từng điều hành bộ phận Starlink tại SpaceX và phóng thành công 2 vệ tinh thử nghiệm năm 2018. Bên cạnh đó, SpaceX ban đầu đã lên kế hoạch cho hệ thống mạng của mình với 4.425 vệ tinh quỹ đạo thấp. Tiếp đến, vào cuối quý IV/2018, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã đồng ý cho phóng thêm 7.518 vệ tinh nữa. Tổng số vệ tinh của SpaceX trong quỹ đạo thấp dự kiến sẽ là 11.943 vệ tinh.
Hiện tại, Amazon vẫn chưa công bố địa điểm các vệ tinh sản xuất và thời gian để có được sự chấp thuận theo quy định. Việc Amazon thuê Rajeev Badyal là bước đi thông minh để phát triển hệ thống vệ tinh Internet này. Tuy nhiên, có vẻ dự án này sẽ chậm hơn 2-3 năm so với dự án của SpaceX.
Jeff Bezos đang để Rajeev Badyal và một số người trong nhóm của ông lãnh đạo dự án Kuiper. Bước đi này của ông có thể rút ngắn thời gian thực hiện dự án nhanh hơn bao giờ hết. Ảnh: CNBC. |
CEO của SpaceX đã trở nên thất vọng với tốc độ phát triển của dự án, ông đã đuổi việc Rajeev Badyal vào 6/2018 sau khoảng 4 tháng phóng thành công 2 vệ tinh thử nghiệm Starlink đầu tiên. Bên cạnh đó, “Starlink sẽ đi vào hoạt động khi có ít nhất 800 vệ tinh được triển khai” theo tài liệu của FCC.
SpaceX hiện tại vẫn chưa hề đưa ra phát biểu nào. Tuy nhiên, họ vẫn phát triển dự án Starlink trong 10 tháng kể từ khi Rajeev Badyal rời đi. Mặc dù các thiết kế của các vệ tinh thuộc dự án Starlink đã thay đổi trong năm qua, SpaceX hiện đã sẵn sàng phóng loạt vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ.
Các hồ sơ của FCC do SpaceX thực hiện trong vài tháng vừa qua cho thấy bước đầu tiên của mạng hoạt động rất thấp tại quỹ đạo của trái đất. Ngoài ra, trong một lá thư gửi cho FCC vào 3/2019, SpaceX cho biết các vệ tinh được thiết kế có thể tự hủy khi chúng quay trở lại và bốc cháy trong bầu khí quyển. Tiếp đó, sẽ không hề có nguy cơ bất kì mảnh Starlink nào có thể gây hại và làm tổn thương bất kì ai khi chúng đã hoàn thành nhiệm vụ.
SpaceX cũng đã nộp đơn đăng ký 1 triệu “trạm trái đất” tại Mỹ trong 2019. Về cơ bản, các trạm này sẽ giúp người dùng có thể kết nối Internet tốc độ cao của SpaceX.
Chi phí đầu tư cho hệ thống vệ tinh đầy tham vọng được một số cơ quan trong ngành này ước tính lên đến 5 tỷ USD. Bên cạnh đó, Amazon là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, ít ai ngờ có thể họ có thể phát triển và ra mắt các vệ tinh của mình.
Trong tương lai, với mạng lưới vệ tinh Internet băng thông rộng sẽ giúp người dùng có thể kết nối mạng nhanh hơn bao giờ hết. Ảnh: TechCrunch. |
Mặc dù Amazon có thể đã nghiên cứu dự án Kuiper trước khi thuê Rajeev Badyal làm việc cho mình. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là không có dấu hiệu nào cho thấy Amazon đã nộp đơn cho các vệ tinh với FCC.
SpaceX đã nộp đơn xin giấy cấp phép từ FCC vào năm 2016 nhưng vẫn không nhận được sự chấp thuận trong 2 năm. Tiếp đó, thứ duy nhất SpaceX nhận được chỉ là giấy phép thử nghiệm với Starlink vào năm 2018.
Cuối cùng, Blue Origin có thể sẽ tham gia vào kế hoạch của Amazon nhưng vẫn chưa được làm rõ về hình thức liên doanh. Blue Orgin là công ty tư nhân và hoàn toàn thuộc sở hữu của CEO Amzon. Công ty còn khoảng 2 năm nữa kể từ khi tên lửa New Glenn được phóng lần đầu tiên, đây có thể sẽ là phương tiện mà Amazon sử dụng để đưa các vệ tinh của mình lên vũ trụ.