Vài tuần trước khi người Anh bỏ phiếu quyết định từ bỏ EU, Michael Gove - một trong những người đứng đầu phong trào Brexit - được thúc giục hãy tin vào đông đảo chuyên gia kinh tế và lãnh đạo thế giới phản đối chủ trương này. Một trong những thủ lĩnh của phe "Rời đi" này đáp lời: "Người dân ở nước này đã có đủ chuyên gia rồi".
Tất nhiên, các chuyên gia cũng không hẳn đúng hoàn toàn. Nhưng trong trường hợp này, những người bỏ phiếu Rời EU (Brexit) sẽ phải trả một cái giá cực đắt vì đã phớt lờ ý kiến của các chuyên gia kinh tế., theo nhà báo Philippe Legrain trong một bài viết trên báo NY Times. Ông cảnh báo, những hệ lụy tiêu cực của cuộc bỏ phiếu này là ngay lập tức và kéo dài.
Hậu quả về kinh tế của Brexit đối với Anh sẽ rất khốc liệt. (Ảnh: The Australian) |
Trên thực tế, người Anh đã bắt đầu "nếm đòn". Đồng Bảng lao dốc thê thảm, giảm gần 9% giá trị trước đồng đôla Mỹ, cắt lẹm giá trị các tài sản của Anh, kéo theo giá cả hàng hóa nhập khẩu cao hơn.
Thị trường chứng khoán cũng chịu tổn hại. Giá trị tài sản chắc chắn cũng sẽ ít đi.
Tuy Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Mark Carney cam kết rót 250 tỷ Bảng (tương đương 345 tỷ USD) để hỗ trợ hệ thống tài chính,. thậm chí nói rõ sẽ chi hơn nữa nếu cần thiết, nhưng các chủ ngân hàng khác sẽ không thể bảo vệ trước cú sốc kinh tế lâu dài. Hiếm khi các doanh nghiệp phải đối mặt với sự bất ổn đến như vậy.
Kinh tế Anh đã chậm lại, khi họ quyết định dừng đầu tư từ trước cuộc trưng cầu dân ý. Giờ đây, quốc gia có tiếng là ổn định chính trị và pháp luật này đang trượt vào hỗn loạn.
Chưa biết ai sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng thay David Cameron. Điều đó có nghĩa là đường hướng các chính sách của Anh chưa rõ thế nào. Người được coi là sáng giá nhất hiện nay là Boris Johnson, cựu thị trưởng London. Ông này là người cơ hội, vận động cho Brexit ngay từ đầu, tự nhận là người ủng hộ thị trường và toàn cầu hóa. Thế nhưng, trước khi trưng cầu dân ý diễn ra, ông tuyên bố tán thành chủ trương kiềm chế nhập cư EU, thuế quan đánh vào thép Trung Quốc và chi tiêu công cao hơn.
Cũng chưa biết thế nào về các điều khoản tương lai mà dựa vào đó, Anh sẽ giao dịch với cả EU và các nước khác. Các quy định trong nước về mọi thứ, từ tài chính đến bảo vệ môi trường có thể thay đổi.
Tất cả những bất ổn đó càng tăng cao trước khả năng Scotland trưng cầu dân ý tách khỏi Anh. Ở Bắc Ai Len, chính đảng Sinn Fein cũng kêu gọi tổ chức một cuộc bỏ phiếu tương tự.
Trước những bất ổn như vậy, các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tạm dừng đầu tư. Người tiêu dùng cũng có thể khép hầu bao. Tình hình này sẽ làm gia tăng thâm hụt ngân sách của chính phủ mà vốn đã rất lớn.
Tương lai khó đoán định không chỉ trong một thời gian ngắn. Ngay khi bắt đầu thì tiến trình rời EU được cho là sẽ mất hai năm. Việc tách nền kinh tế lớn thứ 2 của Liên minh khỏi 43 năm pháp chế EU là một nhiệm vụ không dễ dàng.
Đàm phán một mối quan hệ thương mại mới với EU cũng nan giải không kém. Với gần một nửa trao đổi thương mại là với EU, Anh dường như chắc chắn sẽ mất quyền tiếp cận thị trường thống nhất này, bởi đây là quy định để chấp nhận sự đi lại tự do và đóng góp vào ngân sách của Khối. Điều đó sẽ tác động tiêu cực tới đầu tư nước ngoài và việc làm. Các định chế tài chính đang hoạt động ở Anh sẽ mất quyền hoạt động tự do trên toàn châu Âu.
Những người ủng hộ Brexit có lẽ đã tự dối mình khi họ lập luận rằng Anh có thể chọn những gì mình thích về châu Âu và loại bỏ phần còn lại. Vì xuất khẩu sang EU (13% GDP năm 2014) quan trọng với Anh hơn là với EU (xuất khẩu của EU vào Anh chiếm 3% GDP năm 2014) nên EU sẽ là phía quyết định. Các chính phủ khác đều có lý do để làm rắn, cả để tận dụng lợi thế cạnh tranh lẫn nhằm ngăn các thành viên khác hành động tương tự Anh.
Những người ủng hộ Brexit cho rằng, nước Anh đứng một mình mà trao đổi với phần còn lại của thế giới thì sẽ phát triển phồn thịnh ngay khi được "tháo cùm" bởi chủ nghĩa bảo hộ và quá nhiều quy định từ Brussels. Nhưng bản thân Anh đã điều chỉnh các thị trường lao động trong EU và có các thị trường sản xuất đã đơn giản hóa thủ tục nên lợi ích sau khi tách ra cũng không nhiều. Không chỉ có vậy, Anh có thể sẽ gặp khó khăn hơn khi tiếp cận thị trường ở phần còn lại của thế giới.
Phe "Ở EU" gồm phần lớn người trẻ tuổi, học cao hơn, cư dân thành thị và các thành phần năng động nhất của nền kinh tế Anh. Họ bị lấn át bởi những người cao tuổi, ít học hơn và không ở đô thị. Với các cơ hội kinh tế trở nên còi cọc hơn, tất cả sẽ phải "chịu trận" cho quyết định "Rời EU".
Về chính trị, theo BBC, chính trường Anh đã trở nên hỗn loạn hậu Brexit. Hilary Benn - người phát ngôn Bộ Ngoại giao và là thành viên Công đảng Anh - đã bị sa thải trước tin đồn ông khuyến khích các bộ trưởng trong Nội các từ chức nếu lãnh đạo đảng này Jeremy Corbyn không chấp nhận một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Corbyn hiện đang đối mặt với bỏ phiếu bất tín nhiệm về chiến dịch vận động "mờ nhạt" trước cuộc trưng cầu dân ý.
Theo BBC, 90% nghị sĩ thuộc Công đảng muốn Anh ở lại EU nhưng họ lại đánh giá sai thái độ người ủng hộ đảng mình. Và lẽ ra họ phải cử các nhân vật tầm cỡ phát biểu về lợi ích khi ở lại EU. Giờ đây, khi nhận ra sai lầm, lãnh đạo đảng này cũng chẳng làm gì nhiều để sửa sai.
Thanh Hảo
Anh rời EU: Không loại trừ một cuộc bỏ phiếu lần hai Nhà bình luận chính trị ngoại giao Vũ Đoàn Kết chia sẻ với Góc nhìn thẳng về nhiều áp lực cho giới chức Anh có thể trưng cầu dân ý Brexit lần hai. Công dân EU tại Anh hoang mang hậu Brexit Lo sợ, bối rối,hoang mang…chính là những tâm trạng của Anna Woydyla, một nhân viên nhà hàngngười Ba Lan tại London kể từ khi nước Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). EU yêu cầu Anh đi 'ngay lập tức' Các lãnh đạo EU, hôm nay (25/6), nhóm họp giữa bối cảnh liên tiếp có những đề nghị Anh tiến hành đàm phán ra khỏi liên minh "ngay lập tức". |