Trong một bài báo mới đăng tải trên tạp chí Wall Street Journal, giáo sư Marty Makary thuộc Đại học Johns Hopkins đã chỉ ra các dấu hiệu tích cực phản ánh Mỹ có thể sắp thoát khỏi đại dịch.

{keywords}
Nhân viên y tế đang tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech cho người dân tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: NBC

Theo ông Makary, số ca nhiễm mới mỗi ngày ở xứ sở cờ hoa đã giảm 77% kể từ tháng 1. Bên cạnh đó, việc Chính phủ Mỹ đẩy nhanh các nỗ lực tiêm phòng vắc-xin ngừa virus corona chủng mới đại trà cho người dân và gần 19 triệu người có kháng thể sau khi khỏi bệnh, đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra miễn dịch cộng đồng ở Mỹ ngay trong mùa xuân năm nay.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Fox News, một số chuyên gia bệnh truyền nhiễm khác lại dự đoán đến hết năm nay Mỹ mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng.

Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng trong cuộc chiến chống Covid-19 cảnh báo, người Mỹ có thể vẫn cần phải đeo khẩu trang vào năm 2022 ngay cả khi các biện pháp phòng chống dịch khác ngày càng được nới lỏng và có thêm nhiều vắc-xin được lưu hành.

Trang Worldometers thống kê, Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch trên thế giới với xấp xỉ 28,8 triệu ca mắc, trong đó 510.987 người không qua khỏi.

Anh tăng tốc tiêm chủng cho dân

Chính phủ Anh ngày 20/2 tuyên bố, mọi người trưởng thành ở nước này sẽ được nhận phát tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên vào ngày 31/7, sớm hơn ít nhất 1 tháng so với kế hoạch trước đây. Mục tiêu mới của London là để mọi người từ 50 tuổi trở lên và những người mắc sẵn các bệnh nền được chủng ngừa liều đầu tiên vào 15/4 thay vì ngày 1/5 như dự kiến ban đầu.

Tuyên bố được đưa ra khi Thủ tướng Boris Johnson nhóm họp cùng các bộ trưởng cấp cao để hoàn thiện “lộ trình” giúp đất nước thoát khỏi tình trạng phòng tỏa toàn quốc.

Theo AP, các nhà sản xuất hai loại vắc-xin mà Anh đang sử dụng là Pfizer và AstraZeneca đều gặp vấn đề về cung ứng ở châu Âu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tin tưởng rằng nước này sẽ có đủ nguồn cung để đẩy nhanh chiến dịch chủng ngừa.

Các thành công ban đầu của nỗ lực tiêm chủng là tin tốt lành đối với Anh, nước có số người tử vong vì dịch cao nhất châu Âu - 120.000 bệnh nhân trong tổng số trên 4,1 triệu ca mắc. Hơn 17,2 triệu người, tương đương 1/3 số người trưởng thành ở xứ sở sương mù đã được tiêm phòng ít nhất một mũi kể từ khi chiến dịch chủng ngừa bắt đầu ngày 8/12/2020.

Anh đang kéo dài thời gian tiêm liều vắc-xin thứ 2 sau liều thứ nhất tới 12 tuần, thay vì 3 - 4 tuần như khuyến nghị của các nhà sản xuất, nhằm khiến nhiều người hơn nhanh chóng có được sự bảo vệ một phần trước virus. Tuy nhiên, cách tiếp cận này bị chỉ trích ở một số nước và Pfizer. Hãng dược Mỹ cho biết, hiện không có dữ liệu nào chứng minh hiệu quả của quyết định trên, dù nó được các cố vấn khoa học cho chính phủ Anh ủng hộ.

Israel tái mở cửa nền kinh tế

Chính phủ Israel hôm 21/2 đã cho mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh tế khi hơn 45% trong tổng số 9 triệu dân nước này đã được tiêm liều vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên do hãng dược Mỹ Pfizer sản xuất. Song, các biện pháp giãn cách xã hội và quy định bắt buộc đeo khẩu trang vẫn được duy trì.

Người dân bị cấm tổ chức khiêu vũ tại các bữa tiệc. Các giáo đường, nhà thờ Hồi giáo được yêu cầu đón một nửa số tín đồ đến cầu nguyện. Các cửa hàng được mở cửa cho tất cả mọi người nhưng một số địa điểm như khách sạn, nhà hát, phòng tập gym chỉ được phép tiếp nhận những người đã tiêm chủng hoặc khỏi bệnh.

Theo Reuters, quyết định nới lỏng những biện pháp hạn chế của Israel được triển khai đúng dịp kỷ niệm 1 năm nước này ghi nhận ca mắc đầu tiên. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm mở cửa nền kinh tế quy rộng hơn vào tháng 3.

Israel hiện ghi nhận hơn 750.000 ca mắc với 5.530 trường hợp tử vong. Nhà chức trách đã 3 lần áp lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus và cam kết sẽ không có lần thứ 4.

Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:

- Theo trang Worldometers, tính đến sáng sớm 22/2 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 111,9 triệu người với gần 2,5 triệu ca tử vong. Song, gần 87,2 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã được chữa khỏi.

- Australia ngày 21/2 chính thức triển khai chiến dịch tiêm phòng virus corona chủng mới trên toàn quốc. Thủ tướng Scott Morrison là một trong những người đầu tiên được chủng ngừa tại một trung tâm y tế ở thành phố Sydney.

- Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết, nước này sẽ bắt đầu chiến dịch chủng ngừa Covid-19 trên toàn quốc vào ngày 24/2, sớm hơn 2 ngày so với kết hoạch ban đầu, sau khi nhận được lô vắc-xin đầu tiên của Pfizer/BioNTech hôm 21/2. Malaysia đặt mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 80% trong tổng số 32 triệu dân trong vòng một năm, để có thể thúc đẩy kinh tế phục hồi.

- Christian Estrosi, Thị trưởng thành phố Nice, miền nam Pháp đã đề nghị phong tỏa đô thị này vào cuối tuần nhằm giảm thiểu lượng du khách tới đây. Nice hiện là khu vực có tỷ lệ lây nhiễm virus cao nhất Pháp, với 740 ca mắc mới trên mỗi 100.000 dân trong 1 tuần. Ông Estrosi tin tỷ lệ lây nhiễm tăng cao bắt nguồn từ việc du khách đổ dồn về thành phố dịp Giáng sinh.

- Hàn Quốc thông báo sẽ bắt đầu tiêm 117.000 liều vắc-xin của Pfizer/BioNTech cho nhân viên y tế đang tham gia điều trị cho các ca bệnh Covid-19 vào ngày 27/2, một ngày sau khi dự kiến tiếp nhận lô vắc-xin này. Hàn Quốc cũng lên kế hoạch bắt đầu chủng ngừa bằng vắc-xin của hãng dược Anh AstraZeneca từ ngày 26/2.

Tuấn Anh

Giới ngoại giao Mỹ bị tố bí mật xin tiêm vắc-xin Covid-19 của nước ngoài

Giới ngoại giao Mỹ bị tố bí mật xin tiêm vắc-xin Covid-19 của nước ngoài

Dù Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhận được gần đủ lượng vắc-xin ngừa Covid-19 cho các nhân viên, nhưng một số nhà ngoại giao nước này bị tố đã ngấm ngầm xin tiêm chủng tại nước ngoài.

Anh vượt 4 triệu ca mắc Covid-19, Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu cho WHO

Anh vượt 4 triệu ca mắc Covid-19, Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu cho WHO

Tính đến sáng ngày 13/2, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Vương Quốc Anh đã vượt 4 triệu ca, là quốc gia thứ 5 trên thế giới chạm tới cột mốc này, chỉ sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.