Những thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay thực sự đáng sợ: Họ sản xuất ra những sản phẩm "đủ tốt", với chi phí chỉ bằng số lẻ so với các model do những thương hiệu nổi tiếng bày bán.


{keywords}
Thương hiệu Xiaomi đang sở hữu tới 4 model trong Top 10 smartphone bán chạy nhât Trung Quốc

Tại những thị trường mới nổi, chưa được khai phá nhiều như Ấn Độ và Indonesia, có thể nói những chiếc smartphone siêu rẻ này chính là chìa khóa để chinh phục khách hàng một cách tuyệt đối.

Vấn đề là sau khi đã thành công ở phân khúc giá rẻ, các thương hiệu bản địa lại bắt đầu "tư duy toàn cầu" và nhắm đến những mục tiêu cao hơn. Họ sản xuất ra những chiếc smartphone 4G LTE với sức mạnh xử lý ngang ngửa với các thiết bị cao cấp, đầu bảng của Samsung và Apple. Họ cũng tỏ ra sáng tạo hơn nhiều so với định kiến của dư luận về "thương hiệu bình dân", cả về chiến lược kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng cho tới bản thân phần cứng.

Trong báo cáo mới nhất của BI Intelligence, hãng nghiên cứu này cho rằng các hãng Internet và di động toàn cầu sẽ càng ngày càng cảm thấy "nhu cầu phải hợp tác" cùng những cái tên như Xiaomi hay Micromax - chứ chưa nhắc đến Lenovo, Huawei, ZTE, Coolpad và một số hãng khác - nếu như không muốn bỏ lỡ giai đoạn tăng trưởng kế tiếp của thị trường di động.

{keywords}
Smartphone Micromax của Ấn Độ có giá thành sản xuất chỉ bằng 1/4 so với iPhone 5C

Số liệu thống kê cho thấy, các hãng nội địa lớn hiện chiếm tới 40% thị phần smartphone tại Trung Quốc và 25% thị phần tại Ấn Độ. Xiaomi - hãng được mệnh danh là "Apple của Trung Quốc" đang sở hữu tới 4 trên tổng số 10 smartphone Android bán chạy nhất Trung Quốc và một trong số 5 quầy ứng dụng lớn nhất nước này.

Cùng với nhau, 5 thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc và hai thương hiệu số một Ấn Độ - mà BI Intelligence gọi là "Bộ Thất quyền lực bản địa" - đang xuất xưởng tới 65 triệu smartphone mỗi quý, nhiều hơn cả Apple và xấp xỉ, thậm chí là ngang bằng với Samsung.

Họ có những cách thức mở rộng tầm ảnh hưởng của mình rất đa dạng. Đó có thể là vận hành những quầy ứng dụng rất thành công, tự phát triển hệ điều hành riêng hoặc tự cung cấp các dịch vụ di động đi kèm với máy. Họ cũng toàn quyền quyết định những ứng dụng nào sẽ được cài sẵn trên điện thoại của mình. Thí dụ như BlackBerry muốn đưa dịch vụ nhắn tin BBM dành cho Android tiến vào thị trường Ấn Độ, hãng này sẽ phải qua cửa Micromax trước đã.

Bạn cũng cần phân biệt những thương hiệu bản địa này với các hãng vô danh chuyên sản xuất hàng nhái giá rẻ. Công cụ cạnh tranh chính của họ, tất nhiên, vẫn là giá nhưng sản phẩm mà họ làm ra vẫn có hàm lượng chất xám trong đó. Hoặc ta có thể gọi nôm na đó là hàng "trung ương", chính thống để phân biệt với hàng "địa phương", "ngoài luồng". Những sản phẩm "trung ương" có tính năng không hề thua kém các smartphone trung đến cao cấp của phương tây, nhưng giá thành sản xuất phần cứng thì chỉ bằng một phần nhỏ. Để so sánh, giá thành của một chiếc điện thoại do Micromax sản xuất chỉ bằng 1/4 so với iPhone 5C của Apple.

Về phần mình, Xiaomi đã sử dụng một chiến lược 4 điểm trong vòng 3 năm qua để vươn lên với tốc độ tên lửa và cho ra lò tới 4 mẫu điện thoại bán chạy nhất Trung Quốc. Trong số này, hai điểm được chú trọng nhất là quản lý kho hàng và crowdsourcing các phản hồi về phát triển sản phẩm.

"Những thương hiệu này sẽ đẩy mạnh việc vươn ra quốc tế và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng mới. Micromax hiện đã thâm nhập Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Xiaomi thì đã để mắt đến Malaysia và Brazil. Huawei ôm giấc mơ Mỹ", BI Intelligence kết luận.

T.C