Ngày 25/5 tới đây, Ukraina sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quá trình cạnh tranh khốc liệt đang gia tăng, không ai có thể đảm bảo rằng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra hoặc nếu có thì khi nào.  

Tờ VZ.RU của Nga cho rằng sự kiện ngày 25/5 mới chỉ là dự kiến chứ không hơn. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Chính quyền lâm thời tại Kiev đang thanh lọc các phần tử cực đoan từng tham gia phong trào biểu tình, trong bối cảnh chỉ còn 2 tháng nữa là bầu cử Quốc hội và bầu cử Tổng thống tại Ukraina. Ảnh: RIA

Hiện nay Ukraina đang vận hành theo “Hiến pháp cũ mới”, theo đó, quyền hạn Tổng thống sẽ bị cắt giảm rất nhiều. Quyền lực giờ đây sẽ nằm trong tay Quốc hội và có quyền phán quyết tính hợp pháp của cuộc đảo chính nhà nước. 

Sẽ là hợp lý nếu đồng thời cùng tiến hành bầu cử Tổng thống và Quốc hội, nhưng giờ đây dường như việc đó là không thể. Chính quyền mới của Kiev khó thể chấp nhận cho bầu cử Quốc hội, kể cả trong trường hợp họ kiểm soát được tình hình. 

Do đó Tổng thống tương lai sẽ hầu như không thể đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng – cách mạng vẫn còn tiếp tục, tính hợp lý của cách mạng sẽ chiếm ưu thế, còn chính quyền chẳng hề có bất cứ nguồn lực nào để tác động lên những nhà cách mạng. 

Vì vậy, tạm thời vấn đề là ai sẽ làm Tổng thống mới Ukraina sẽ chẳng có ý nghĩa gì lớn. Còn bản thân cuộc bầu cử diễn ra trong điều kiện gần như chiến tranh, thì ngay từ đầu kết quả của nó là đáng nghi ngờ. 

Tuy nhiên, chính quyền lại là vấn đề chủ yếu của bất cứ một cuộc cách mạng nào. Có thể nêu ra ba nhóm đang vươn lên nắm quyền và cạnh tranh khốc liệt tại Ukraina. 

Thứ nhất là ‘Khu vực cánh hữu’ của thủ lĩnh Dmitry Yarosh. Yarosh hiện đang có cả một nguồn lực vũ lực mạnh mẽ được củng cố bằng vũ khí. Cơ quan an ninh Ukraina đang đứng về phía nhân vật này. Tình hình đang xấu đi nghiêm trọng thì Yarosh lại càng có lợi.   

Vấn đề sẽ không chỉ là kinh tế suy sụp do ngân sách tài chính gần như trống rỗng. Mối nguy hại chính là chính quyền bị chia rẽ thành nhiều phe nhóm khác nhau. 

Nếu anh ninh không được đảm bảo do đời sống chật vật, chính trị mờ mịt, “một bàn tay sắt” là thứ mà người dân có thể trông cậy ở Yarosh (ít ra ở ở miền Tây và trung tâm Ukraina). Người dân sẽ bỏ phiếu cho một người dám cam kết thiết lập lại trật tự bằng mọi giá và bảo đảm an ninh tối thiểu.   

Thứ hai, có thể cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko cũng đồng quan điểm này. Giờ đây đã rõ ràng những cam kết của bà ta trong cuộc vận động tranh cử định hướng vào những thường dân đang hoảng loạn trước một cuộc xung đột thảm khốc. 

Tuy có một bộ phận lớn dân chúng không có thiện cảm với bà Timoshenko, nhưng cựu thủ tướng cũng có một số lượng cử tri ủng hộ.  

Những người từng không có cảm tình với ‘nữ hoàng tóc tết’ cuối cùng cũng dành lá phiếu cho bà, bởi vì đơn giản là họ biết rõ về bà – cả những điểm ưu cũng như điểm khiếm khuyết.  

Lựa chọn điều khả dĩ hơn trong tình hình hiện tại có lẽ chính là chủ đề mà Timoshenko đang lợi dụng để trở lại nắm quyền. 

Thứ ba, về mặt lý thuyết còn có một ứng cử viên tiềm năng có thể được coi là người chiến thắng. Đó là doanh nhân Petr Poroshenko. Những ngày gần đây có những thông tin rằng có đến 9/10 các nhà tài phiệt lớn của Ukraina đã ủng hộ những sự kiện diễn ra trên Quảng trường Maidan (Độc lập), còn chính Poroshenko đã đặt cược vào ván bài đảo chính nhà nước và chính nhà tài phiệt này là động lực chính cho cuộc đảo chính đó ở Ukraina. 

Các nhà phân tích cho rằng có những người đặt hàng và có những người cổ vũ cho những sự kiện diễn ra bên ngoài cũng như bên trong nội bộ Ukraina, nhưng khi nói đến Quảng trưởng Maidan, thì trước hết là phải nói đến Poroshenko. 

Nhiệm vụ của nhà tài phiệt này là thuyết phục dân chúng rằng những người kinh doanh và những người thành đạt biết phải làm gì, chứ không như các chính khách đang bị thất sủng. 

Quan điểm của nhà tài phiệt này cũng giống như của bà Timoshenko: ông muốn chứng minh rằng trong số những ứng cử viên, thì ông ta là nhân vật khả dĩ hơn cả. 

Như vậy, nhiều người nghĩ rằng một cuộc vận động tranh cử Tổng thống ngắn ngủi, nhưng khốc liệt sẽ diễn ra Ukraina trong vòng 2 tháng tới. 

Họ chẳng cần trình bầy chương trình vận động tranh cử của họ tốt hay xấu – trong bối cảnh về mặt tâm lý bất ổn hiện nay, người dân có khó thể tập trung đầu óc nghiên cứu chương trình vận động tranh cử.  

Cuối cùng, còn một nhân tố bên ngoài. Những sự kiện diễn ra ở Ukraina là một cuộc đấu tranh giữa Nga và phương Tây, và ngay trong nội bộ phương Tây - giữa Liên minh châu Âu và Mỹ.  

Tiến trình của cuộc đấu tranh này chưa hoàn toàn rõ ràng, vì mục tiêu của những người đặt hàng cho một cuộc cách mạng lại hoàn toàn khác nhau. Do vậy, phương Tây sẽ không đặt cược vào một ứng cử viên nào cụ thể. Họ sẽ ủng hộ bất kỳ ai có lợi cho mình. 

Thời gian chẳng còn nhiều – chỉ còn gần hai tháng nữa. Không ai biết sự việc sẽ diễn ra như thế nào, kể cả hai ba ngày tới, do vậy dự báo diễn biến tình hình cho tương lai là điều vô nghĩa. 

Lê Thắng