- Thiết lập thị trường mậu dịch tự do và chính sách phát triển cân bằng không còn là khẩu hiệu. Với quyết tâm các nước thành viên năm 2012 sẽ hoàn tất Hiệp định TPP, Thượng đỉnh APEC 19 là cột mốc quan trọng trên con đường hội nhập liên khu vực giữa hai bờ Thái Bình Dương.
Cũng trước thềm APEC19, trong một tiểu luận nổi tiếng với tựa đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, Ngoại trưởng Hillary Clinton tái khẳng định, châu Á - Thái Bình Dương hiện đã trở thành đầu tàu của chính trị toàn cầu và đại diện cho cơ hội của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đặt câu hỏi, trong 10 năm tới, Hoa Kỳ sẽ đầu tư thời gian và năng lượng vào đâu để có thể duy trì sự lãnh đạo, bảo đảm quyền lợi và thúc đẩy các giá trị của Mỹ?
Trụ cột thứ ba của kinh tế thế giới
Dường như câu trả lời đang hiển lộ qua đợt tiến công ngoại giao của Hoa Kỳ, mở đầu bằng các hoạt động của Tổng thống Obama mang tính định hướng cho APEC 19, sẽ tiếp tục với chuyến công du Australia của ông ngày 16 - 17/11 và sự có mặt của ông tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), từ 18 - 19/11, ở Bali (Indonesia).
Chuyến công du châu Á lần này là mắt xích trong tiến trình chiến lược mà Tổng thống Obama đã khởi động từ khi vào Nhà Trắng. Tiến trình đó bao gồm cả tuyên bố quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân hay đòi hỏi minh bạch hóa các hoạt động quân sự trong khu vực…
Hết thảy đều phục vụ cho mục tiêu xây dựng hệ thống quan hệ ngoại giao bền vững với các đối tác truyền thống và mới nổi (trong đó có Việt Nam). Quan trọng hơn là Hoa Kỳ đang muốn đan kết một mạng lưới mới như hệ thống đang tồn tại khắp nơi trong khu vực Đại Tây Dương.
Chính trị là kinh tế, mà kinh tế cũng là an ninh - an ninh phi truyền thống! Vì vậy, tuyên bố của Tổng thống Obama về những nét chính của Hiệp định Đối tác xuyên TBD (TPP) trong cuộc họp với 9 nước liên quan: Australia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn.
Ông Obama cũng cho biết các quốc gia thành viên TPP đã chỉ thị cho các đoàn công tác hoàn tất công việc về các chi tiết còn lại để dự án có thể được ký kết vào năm 2012. Thuyết phục các nước chấp nhận những chuẩn mực về xã hội và môi trường để đổi lại tự do hóa mậu dịch, TPP sẽ là hiệp ước cho thế kỷ 21.
Theo Tổng thống Obama, với nhóm các nước hiện đang có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trị giá khoảng 200 tỷ USD/năm, TPP sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Ông khẳng định, bất kể Hoa Kỳ tập trung vào an ninh hay thương mại thì ưu tiên hàng đầu vẫn dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhật Bản, cường quốc kinh tế thứ ba thế giới, vừa mới bày tỏ ý định tham gia. Sự kiện này được xem là tác nhân quan trọng thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương. Ngay cả Canada, thành viên quan trọng của APEC, hôm qua cũng cho biết đang nghiên cứu dự án TPP.
Sau khi Nhật thông báo ý định tham gia đàm phán gia nhập TPP, tại diễn đàn APEC 19, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Du Kiến Hoa tuyên bố: Trung Quốc sẽ xem xét tham gia Hiệp định này nếu được mời. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã có bài diễn văn với chủ đề “Định nghĩa lại tương lai” trong cuộc đối thoại với các đại biểu công thương APEC.
.
Xu hướng mở rộng TPP đang tạo ra “trụ cột thứ ba” của kinh tế thế giới, bên cạnh hai trụ cột khác là Hoa Kỳ và châu Âu.
Nhưng tham gia TPP thì khu vực quốc doanh sẽ bị đặt lên bàn đàm phán. Hoa Kỳ luôn luôn đòi hạn chế khu vực này để chống bảo hộ thương mại, đòi minh bạch hoá, bảo vệ môi sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi lao động, yểm trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đấy là những điều khá nhạy cảm đối với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc tăng cường quan hệ giữa các nước mới nổi có thể là điều may mắn, khi mà kinh tế toàn cầu đang tìm một hướng đi để thoát khỏi cuộc đại suy thoái. Chủ đề nóng này xem ra được thảo luận rộng rãi tại Thượng đỉnh APEC 19 vừa qua.
Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế mới nổi đang làm thay đổi ngôi thứ trong nền kinh tế thế giới, tạo ra những liên minh chính trị mới cũng như dấy lên sự cạnh tranh lãnh thổ và địa - chính trị mới.
Mô hình kinh tế thế giới thay đổi sau khi Trung Quốc, Ấn Độ và Nga tham gia cuộc chơi toàn cầu hóa. Vào cuối năm 2010, trao đổi thương mại và hợp tác phát triển kinh tế giữa châu Á với châu Mỹ Latinh đã tăng bẩy lần trong 10 năm qua, đạt 268 tỷ USD.
Cân bằng lợi ích thay quân bình lực lượng
EAS ra đời từ 1991, từ ý tưởng tạo một đối trọng thương mại giữa các khối. Hoa Kỳ từ chỗ không mấy mặn mà vì sáng kiến vốn bị cho là để loại ảnh hưởng của mình ra khỏi khu vực. Nhưng rồi thời thế thay đổi và năm nay đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ và Nga tham dự Hội nghị với tư cách thành viên đầy đủ.
EAS đang được tái cấu trúc và đây là có hội để diễn đàn này có thể tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực, thậm chí đang có nhiều tham vọng biến EAS thành định chế cơ bản cho các vấn đề an ninh nói chung của toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cạnh tranh với tiến trình ARF.
Vòng đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ và ASEAN - Trung Quốc năm nay diễn ra trong thời điểm gay cấn. Những hành động diễu võ giương oai và cố ý biểu dương cơ bắp của Trung Quốc trong hai năm qua đã khiến quan hệ giữa ASEAN với Bắc Kinh có nguy cơ rẽ sang một hướng khác.
Lần đầu tiên, Tổng thống Obama tham dự EAS. Liệu sự kiện này có mở ra trang sử mới cho quan hệ Hoa Kỳ, ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương? Liệu thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ ba này có thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hướng tới đối tác chiến lược giữa hai bên?
Căng thẳng Trung - Mỹ phần nào bị nóng lên tại APEC 19 khi Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc phải tuân thủ những quy định của thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, ông Obama tin rằng hai đối thủ tại Thái Bình Dương vẫn có thể cạnh tranh một cách thân thiện và mang tính xây dựng.
Các nhà quan sát đưa ra nhiều dự đoán trái chiều nhau. Tuy nhiên, một thực tế không thể tranh cãi là hầu hết các cường quốc trong khu vực đang ráo riết tranh giành không gian chiến lược ở Đông Nam Á.
Theo Ngoại trưởng Natalegawa của Indonesia, hiện là nước chủ tịch luân phiên ASEAN, cũng là nước chủ nhà của Cấp cao ASEAN 19, ARF, EAS 6, biện pháp giải quyết căng thẳng không nằm trong việc mời gọi Hoa Kỳ giúp cân bằng thế lực quân sự với Trung Quốc mà là tìm cách phát triển quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.
Nguyên tắc trọng yếu nói trên nhằm duy trì tư thế mà Indonesia gọi là trạng thái quân bình hữu hiệu giữa các cường quốc thế giới ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trạng thái quân bình này không phải là sự quân bình lực lượng theo quy ước hay chạy đua vũ trang giữa các cường quốc như trong thời chiến tranh Lạnh. Vấn đề là phải xây dựng một khuôn khổ hành động để giữa ASEAN ở vị trí trung gian, chỉ ASEAN và duy nhất ASEAN mới có thể hoàn tất vai trò trung lập, giữ cân bằng lợi ích giữa tất cả các nước.
Điểm tựa cho kiến trúc khu vực mấy năm qua là ASEAN, APT (ASEAN+3, với Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc) và ARF (27 thành viên). Với TPP và EAS 6, bên cạnh các thiết chế cũ, dư luận đặc biệt quan tâm đến các định chế kinh tế và chiến lược mới này.
Rõ ràng đây không chỉ là phép thử đối với chiến lược tái can dự của Hoa Kỳ, mà có thể là khuôn khổ mới cho kiến trúc tương lai của trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nguyễn Hoàng
Cũng trước thềm APEC19, trong một tiểu luận nổi tiếng với tựa đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, Ngoại trưởng Hillary Clinton tái khẳng định, châu Á - Thái Bình Dương hiện đã trở thành đầu tàu của chính trị toàn cầu và đại diện cho cơ hội của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đặt câu hỏi, trong 10 năm tới, Hoa Kỳ sẽ đầu tư thời gian và năng lượng vào đâu để có thể duy trì sự lãnh đạo, bảo đảm quyền lợi và thúc đẩy các giá trị của Mỹ?
Trụ cột thứ ba của kinh tế thế giới
Dường như câu trả lời đang hiển lộ qua đợt tiến công ngoại giao của Hoa Kỳ, mở đầu bằng các hoạt động của Tổng thống Obama mang tính định hướng cho APEC 19, sẽ tiếp tục với chuyến công du Australia của ông ngày 16 - 17/11 và sự có mặt của ông tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), từ 18 - 19/11, ở Bali (Indonesia).
Chuyến công du châu Á lần này là mắt xích trong tiến trình chiến lược mà Tổng thống Obama đã khởi động từ khi vào Nhà Trắng. Tiến trình đó bao gồm cả tuyên bố quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân hay đòi hỏi minh bạch hóa các hoạt động quân sự trong khu vực…
Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân. Ảnh: TTXVN |
Chính trị là kinh tế, mà kinh tế cũng là an ninh - an ninh phi truyền thống! Vì vậy, tuyên bố của Tổng thống Obama về những nét chính của Hiệp định Đối tác xuyên TBD (TPP) trong cuộc họp với 9 nước liên quan: Australia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn.
Ông Obama cũng cho biết các quốc gia thành viên TPP đã chỉ thị cho các đoàn công tác hoàn tất công việc về các chi tiết còn lại để dự án có thể được ký kết vào năm 2012. Thuyết phục các nước chấp nhận những chuẩn mực về xã hội và môi trường để đổi lại tự do hóa mậu dịch, TPP sẽ là hiệp ước cho thế kỷ 21.
Theo Tổng thống Obama, với nhóm các nước hiện đang có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trị giá khoảng 200 tỷ USD/năm, TPP sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Ông khẳng định, bất kể Hoa Kỳ tập trung vào an ninh hay thương mại thì ưu tiên hàng đầu vẫn dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhật Bản, cường quốc kinh tế thứ ba thế giới, vừa mới bày tỏ ý định tham gia. Sự kiện này được xem là tác nhân quan trọng thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương. Ngay cả Canada, thành viên quan trọng của APEC, hôm qua cũng cho biết đang nghiên cứu dự án TPP.
Sau khi Nhật thông báo ý định tham gia đàm phán gia nhập TPP, tại diễn đàn APEC 19, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Du Kiến Hoa tuyên bố: Trung Quốc sẽ xem xét tham gia Hiệp định này nếu được mời. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã có bài diễn văn với chủ đề “Định nghĩa lại tương lai” trong cuộc đối thoại với các đại biểu công thương APEC.
.
Xu hướng mở rộng TPP đang tạo ra “trụ cột thứ ba” của kinh tế thế giới, bên cạnh hai trụ cột khác là Hoa Kỳ và châu Âu.
Nhưng tham gia TPP thì khu vực quốc doanh sẽ bị đặt lên bàn đàm phán. Hoa Kỳ luôn luôn đòi hạn chế khu vực này để chống bảo hộ thương mại, đòi minh bạch hoá, bảo vệ môi sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi lao động, yểm trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đấy là những điều khá nhạy cảm đối với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc tăng cường quan hệ giữa các nước mới nổi có thể là điều may mắn, khi mà kinh tế toàn cầu đang tìm một hướng đi để thoát khỏi cuộc đại suy thoái. Chủ đề nóng này xem ra được thảo luận rộng rãi tại Thượng đỉnh APEC 19 vừa qua.
Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế mới nổi đang làm thay đổi ngôi thứ trong nền kinh tế thế giới, tạo ra những liên minh chính trị mới cũng như dấy lên sự cạnh tranh lãnh thổ và địa - chính trị mới.
Mô hình kinh tế thế giới thay đổi sau khi Trung Quốc, Ấn Độ và Nga tham gia cuộc chơi toàn cầu hóa. Vào cuối năm 2010, trao đổi thương mại và hợp tác phát triển kinh tế giữa châu Á với châu Mỹ Latinh đã tăng bẩy lần trong 10 năm qua, đạt 268 tỷ USD.
Cân bằng lợi ích thay quân bình lực lượng
EAS ra đời từ 1991, từ ý tưởng tạo một đối trọng thương mại giữa các khối. Hoa Kỳ từ chỗ không mấy mặn mà vì sáng kiến vốn bị cho là để loại ảnh hưởng của mình ra khỏi khu vực. Nhưng rồi thời thế thay đổi và năm nay đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ và Nga tham dự Hội nghị với tư cách thành viên đầy đủ.
EAS đang được tái cấu trúc và đây là có hội để diễn đàn này có thể tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực, thậm chí đang có nhiều tham vọng biến EAS thành định chế cơ bản cho các vấn đề an ninh nói chung của toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cạnh tranh với tiến trình ARF.
Vòng đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ và ASEAN - Trung Quốc năm nay diễn ra trong thời điểm gay cấn. Những hành động diễu võ giương oai và cố ý biểu dương cơ bắp của Trung Quốc trong hai năm qua đã khiến quan hệ giữa ASEAN với Bắc Kinh có nguy cơ rẽ sang một hướng khác.
Lần đầu tiên, Tổng thống Obama tham dự EAS. Liệu sự kiện này có mở ra trang sử mới cho quan hệ Hoa Kỳ, ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương? Liệu thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ ba này có thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hướng tới đối tác chiến lược giữa hai bên?
Căng thẳng Trung - Mỹ phần nào bị nóng lên tại APEC 19 khi Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc phải tuân thủ những quy định của thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, ông Obama tin rằng hai đối thủ tại Thái Bình Dương vẫn có thể cạnh tranh một cách thân thiện và mang tính xây dựng.
Các nhà quan sát đưa ra nhiều dự đoán trái chiều nhau. Tuy nhiên, một thực tế không thể tranh cãi là hầu hết các cường quốc trong khu vực đang ráo riết tranh giành không gian chiến lược ở Đông Nam Á.
Theo Ngoại trưởng Natalegawa của Indonesia, hiện là nước chủ tịch luân phiên ASEAN, cũng là nước chủ nhà của Cấp cao ASEAN 19, ARF, EAS 6, biện pháp giải quyết căng thẳng không nằm trong việc mời gọi Hoa Kỳ giúp cân bằng thế lực quân sự với Trung Quốc mà là tìm cách phát triển quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.
Nguyên tắc trọng yếu nói trên nhằm duy trì tư thế mà Indonesia gọi là trạng thái quân bình hữu hiệu giữa các cường quốc thế giới ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trạng thái quân bình này không phải là sự quân bình lực lượng theo quy ước hay chạy đua vũ trang giữa các cường quốc như trong thời chiến tranh Lạnh. Vấn đề là phải xây dựng một khuôn khổ hành động để giữa ASEAN ở vị trí trung gian, chỉ ASEAN và duy nhất ASEAN mới có thể hoàn tất vai trò trung lập, giữ cân bằng lợi ích giữa tất cả các nước.
Điểm tựa cho kiến trúc khu vực mấy năm qua là ASEAN, APT (ASEAN+3, với Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc) và ARF (27 thành viên). Với TPP và EAS 6, bên cạnh các thiết chế cũ, dư luận đặc biệt quan tâm đến các định chế kinh tế và chiến lược mới này.
Rõ ràng đây không chỉ là phép thử đối với chiến lược tái can dự của Hoa Kỳ, mà có thể là khuôn khổ mới cho kiến trúc tương lai của trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nguyễn Hoàng
Chủ tịch nước và dấu ấn ngoại giao ở Hawaii
Hoạt động ngoại giao song phương bận rộn của Chủ tịch nước bên lề APEC 19 là nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, qua đó cũng thể hiện dấu ấn nổi bật của ông...
Chủ tịch Việt-Trung trao đổi về Biển Đông ở Hawaii
Bên lề hội nghị APEC 19, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương
Chính quyền Obama sẽ mở rộng các hoạt
động kinh tế, quân sự và đối ngoại
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ
Hilary Clinton trong Hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn ra tại Hawaii.
Mỹ muốn nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với VN
Ngày 10/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới Honolulu, bang Hawaii,
Mỹ, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) lần thứ 19.
Mỹ không nhường Thái Bình Dương cho ai hết
Nếu Mỹ có thể hoàn tất các cuộc đàm phán Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và lôi kéo Nhật tham gia, đây sẽ
xua tan những quan ngại rằng
Mỹ đang nhường lại khu vực cho Trung Quốc.
|