-Vừa xuất bản, bài: Giá điện tăng thêm 5% từ 22/12 đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn ngay lập tức gửi email phản hồi về báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:


Thích tăng giá là tăng ngay, biểu hiện của độc quyền?

Trần Thủy, email mattron20@yahoo.com thốt lên: Đúng là độc quyền. Thích tăng là tăng! Điều hành và quản lý đang có vấn đề nghiêm trọng. Chỉ khổ dân.

Giọng ‘ca cẩm’ của bạn Hoàng, email hoanglangtu_2345@yahoo.com.vn: Chẳng hiểu ‘ông’ EVN làm như thế nào mà suốt ngày tăng giá điện? trăm dâu đổ đầu dân thôi.

Giọng của Tuan Vinh, email tuanvinhhpcc@gmail.com lại tỏ vẻ ‘cam chịu’: Tăng giá điện quen rồi! Việc tăng giá liên tục là của ngành độc quyền mà. dân có kêu lắm thì mỏi mồm thôi!
Ảnh minh họa
Bạn Hiep, email hiep63@mail.vn lại tỏ ra khôi hài: Đúng là 5 anh em trên 1 chiếc xe ‘tăng’: ‘xăng tăng-điện tăng-nước tăng-gaz tăng-vàng tăng’ mà lương…chậm tăng!

Xuân Lộc, email xuanlocgtvt2001@yahoo.com thắc mắc: Năm trước làm ăn ‘lỗ’  thì bảo tăng giá để ‘bù lỗ’. Năm nay làm ăn có lợi nhuận, sao cũng tăng  giá? Để tăng lợi nhuận nhiều hơn à? Kiểu nào dân cũng gánh thôi!

Phụ họa của email vtduykhang@gmail.com: Lãi vẫn tăng giá điện. Con cưng mà. Điều này chỉ có ở Việt Nam mình thôi.

Trấn Giang, email ttv.thaovi@yahoo.com.vn bình phẩm: Trong mắt người tiêu dùng, việc duy nhất EVN làm rất tốt hiện nay là tăng thu tiền của khách hàng, dùng tiền khách hàng để bù lỗ rất tài tình!

Nhung Nguyễn, email tuyetnhung1231981@yahoo.com than thở: Năm 2012 là một năm đầy thăng trầm với rất nhiều người. Số doanh nghiệp phá sản, số người thất nghiệp rất lớn. Đồng tiền kiếm được rất khó khăn, nhưng ‘cơm áo gạo tiền’ thì ngày nào cũng phải chi tiêu. Cuối năm nhiều gia đình rất đau đầu với bài toán cái Tết đang cận kề. Việc quyết định tăng giá điện thêm 5% nữa, chẳng phải là ‘ép’ người dân quá hay sao?

Sao không ‘khoan sức dân’ lúc này?

Nguyễn Huyền, email ngochuyen085@yahoo.com.vn nhìn nhận: Hầu hết các ngành sản xuất phải giảm giá bán, như: Lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, sắt thép, bất động sản, v.v…Đặc biệt giá bán ra từ nhà sản xuất. Đa số chấp nhận lỗ để duy trì dòng tiền để trả nợ. Nhưng ngành điện và xăng dầu lại được Bộ Công thương cho tăng giá. Năm nay điện hoạt động bằng thuỷ điện là chính thì lẽ ra phải giảm giá mới đúng. Không biết vì sao Bộ Công thương lại ‘điều tiết’ kiểu này?
Ảnh minh họa
Bổ sung của Nguyen Thuong, email chonbinhyen105@yahoo.com: Tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều, mức sống của người dân suy giảm nghiêm trọng, số người thất nghiệp gia tăng chóng mặt… Bên cạnh đó hàng hóa tồn kho do sức mua quá yếu cứ tăng, thử hỏi sao Đà Nẵng không thất thu thuế? Giờ thì chỉ có 3 vấn đề tận thu là tăng giá điện, tăng giá xăng, áp đặt thuế phí cao. Tất cả đều nhằm vào người dân, làm dân chúng càng ngày càng khó khăn hơn.

Trung Dung, email chi_ngoc57@yahoo.com.vn nêu câu hỏi: Thêm phí, tăng giá hàng thiết yếu, suy thoái. Sao lại tăng và tăng dồn dập trong lúc này nhỉ? Không còn cách nào khác sao? Sao không thấy nói ‘khoan sức dân’ lúc này?

Câu hỏi khác, của email Nguyendoanyo@gmail.com: Sao ở Việt Nam giá điện chỉ biết tăng mà không biết giảm vậy nhỉ?

Câu trả lời qua góc nhìn cụ thể của Lê Huy Việt, email vit069937862576@yahoo.com.vn: Sao giảm giá điện được? 1 kg dầu diezen chạy kỹ thuật lắm thì được 3 kwh điện. 3 kwh điện thì được gần 6.000 đồng. trong khi đó 1 kg dầu thì gần 25.000đồng. Chỉ có lỗ thôi!

Tran Anh, email man2007@yahoo.com.vn phụ họa: Tăng giá để sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý hơn!

Nguyen Phuong, email nguyenthiphuongnc@gmail.com viện dẫn thực tế ‘bất khả kháng’: EVN đã được phép phân bổ các khoản lỗ 26.000 tỷ đồng vào giá điện tới năm 2015 (mỗi năm khoảng 6.500 tỷ đồng). Nói cách khác, việc tăng giá điện trong 2 - 3 năm tới là khó tránh khỏi. Nên chúng ta cố mà chấp nhận đi. Sẽ còn những đợt tăng tiếp đấy.

Lo lắng ở góc độ khác của Phạm Phú Ngọc, email Phungoc2011@gmail.com: Tôi thấy các nhà máy thủy điện đều chặn dòng nước để phát điện. Thử hỏi nông nghiệp bị hạn hán, đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn hay bị sa mạc hóa vùng hạ lưu... Vậy ông điện lực có chịu trách nhiệm gì không? Hay là đổ cho biến đổi khí hậu? Và người dân phải gánh chịu cái khoản đó?

Ban Bạn đọc