Công nghiệp hỗ trợ được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn bởi vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn nội lực sản xuất vững mạnh, muốn kinh tế tự lực tự cường thì lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phải phát triển.
Cùng đó, việc gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu là xu thế tất yếu, qua đó, doanh nghiệp Việt tận dụng được hiệu ứng lan tỏa của FDI vào Việt Nam.
Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương VI vừa ban hành đã nhìn nhận, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chậm phát triển. Thời gian tới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần có lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, cần ưu tiên nguồn lực, có các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp hỗ trợ...
Trong hơn 10 năm qua, nhiều chính sách về công nghiệp hỗ trợ được ban hành như Nghị định 111/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nghị quyết 115/2020 về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn chưa đi vào thực tế đời sống doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Tính đến nay, cả nước đã có 5000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhưng số các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ưu đãi cho sản phẩm, dự án công nghiệp hỗ trợ mới chỉ có 160, trong đó, đa phần là doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp vẫn gặp khó về tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai hay công nghệ.
Do vậy, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Từ chính sách tới thực tiễn: Làm sao để rút ngắn khoảng cách thực thi ". Tọa đàm được tổ chức nhằm thảo luận về các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để các chính sách ngành công nghiệp hỗ trợ đi được vào đời sống sản xuất, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng được cơ hội bứt phát trong thời gian tới.
Chương trình tọa đàm có sự tham gia của 3 khách mời:
- Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI)
- Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội,
- Ông Nguyễn Tiến Thưởng, Giám đốc Công ty cổ phần Ốc vít Brother Việt Nam, trụ sở tại Bắc Ninh
Theo dõi toàn bộ chương trình tọa đàm tại video sau:
Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:
VietNamNet