Trong điều kiện hội nhập AEC, sự ra đời và phát triển nhanh chóng công nghệ kỹ thuật hiện đại đã hình thành cách phân chia mới về các ngành kinh tế. Ngoài nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ truyền thống, còn có ngành kinh tế công nghệ kỹ thuật cao.
Đây là ngành kinh tế trụ cột của kinh tế tri thức, sự tồn tại và phát triển của nó quyết định đến trình độ phát triển kinh tế tri thức của mỗi quốc gia. Chính sự phân chia mới về các ngành kinh tế, trong đó có sự xuất hiện ngành công nghệ kỹ thuật cao đã đặt ra nhu cầu rất lớn về tri thức và trí lực hay nói một cách chính xác hơn là nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của lao động kỹ thuật và chuyên môn giỏi.
Từ thực tiễn yêu cầu này, khảo cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN" của Lê Thị Hồng Diệp - Nguyễn Thị Thu Hà (Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II) và Lưu Thanh Tâm (Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN là cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội cho Việt Nam.
Theo các tác giả, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang có những bước đột phá và tiến triển. Tuy nhiên, năng suất lao động Việt Nam vẫn chênh lệch nhiều so với thế giới và ngay cả trong khu vực Đông Nam Á.
Về số lượng nguồn nhân lực: Việt Nam có số lượng nguồn nhân lực dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng số dân của Việt Nam năm 2020 là 97.757.118 người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có 54,56 triệu người (chiếm gần 58% dân số) đang trong độ tuổi lao động. Tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất ở nhóm tuổi 25-29.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nguồn nhân lực Việt Nam đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu lao động (chiếm 20,87%) qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng nguồn nhân lực. Trong 10 năm qua, tỷ lệ nguồn nhân lực qua đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn còn 76,9% người tham gia nguồn nhân lực chưa được đào tạo chuyên môn.
Đáng chú ý, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư năm 2019, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore; 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của Philippines, 68,9% của Brunei. So với Myanmar, Việt Nam chỉ bằng 90% và chỉ bằng 88,7% Lào. Trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia.
Thực tế này đòi hỏi sự phối hợp hiệu quả từ phía Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Việt Nam cần chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng cạnh tranh, sẵn sàng chấp nhận thách thức cũng như khai thác mọi cơ hội đang mở ra trong AEC.
Trong nghiên cứu "các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN" các tác giả chỉ ra rằng:
Đối với Nhà nước, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về AEC; đặc biệt, về lao động có kỹ năng cao, các tiêu chuẩn cụ thể được các nước ASEAN khác công bố và áp dụng; đồng thời, tổng kết kinh nghiệm thích nghi và sẵn sàng của các quốc gia khác để làm bài học tham chiếu cho Việt Nam. Công tác thông tin về tình hình lao động các nước cũng cần được công bố công khai để các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi. Bên cạnh đó, cần xây dựng một cổng thông tin điện tử quốc gia về thị trường lao động trong AEC; phát triển các cơ sở đào tạo và trung tâm đào tạo nghề nghiệp nhằm thích nghi với điều kiện thành lập AEC; công bố chứng chỉ của các cơ quan được ASEAN thừa nhận để doanh nghiệp và người lao động có thể tiếp cận cũng như yêu cầu các nước ASEAN khác công bố thông tin này trên cổng thông tin điện tử của Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp, cần tích cực, chủ động nghiên cứu thị trường ASEAN, trong đó có thị trường lao động để có thể hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm có kế hoạch thích nghi.
Khi Việt Nam đã tham gia khá toàn diện và sâu rộng, trong đó có cả nguồn nhân lực. Đây là một cuộc cạnh tranh thực sự và trực tiếp. Vì vậy, với thực tế nguồn nhân lực hiện nay, Việt Nam rất cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả cao nhất.